Một trong những chiếc máy bay vô chủ ở sân bay Malaysia
Báo The Star dẫn lời ông Blue Peterson, Giám đốc Điều hành Swift Air Cargo, khẳng định 3 chiếc Boeing 747 mà KLIA thông báo tìm chủ sở hữu hôm 7-12 là của một công ty Hồng Kông bán cho họ.
Tuy nhiên, hôm nay, 12-12 Công ty Điều hành Sân bay Malaysia Airports Holdings Bhd (MAHB) cho biết cuối cùng các máy bay bị bỏ rơi này thuộc về một công ty Trung Quốc mà họ đã không liên lạc được với trụ sở của nó cách đây 2 năm.
Trong khi đó, Splunk n 'Dash (nay đã đổi tên thành Swift Air Cargo) nói rằng họ có văn bản chứng minh đã nắm quyền kiểm soát những chiếc Boing 747-200Fs này vào tháng 6-2015. Hơn nữa, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 11-12, ông Blue Peterson, Giám đốc Điều hành Swift Air Cargo cho hay kể từ hôm đó, hãng của ông đã gặp gỡ thường xuyên với sân bay Malaysia. Tuy nhiên, lãnh đạo sân bay lại đăng tìm chủ sở hữu của những chiếc máy bay vô chủ trên tờ The Star và trong vòng 14 ngày, họ sẽ bán hoặc tháo bỏ để trả tiền phí đỗ chưa được thanh toán mấy năm nay.
Mẩu tin đăng tìm chủ sở hữu của 3 chiếc máy bay vô chủ trên tờ The Star
“Từ ngày đầu tiên, chúng tôi đã liên lạc với họ. Tôi đã xin họ để đi vào trong những chiếc máy bay bị bỏ rơi. Họ không công nhận tôi là chủ sở hữu và tôi không thể làm gì hơn được nữa nên tôi đã bàn giao lại cho các luật sư”, ông Peterson nói.
Ngày 11-12 vừa qua, các quan chức sân bay nói rằng các mày bay đã đậu ở KLIA từ giữa năm 2010 bởi Atlanta Icelandic – công ty cho thuê máy bay, chủ sở hữu của những chiếc máy bay tại thời điểm đó.
Sau đó, Atlanta Icelandic đã đăng ký lại những chiếc máy bay và chuyển giao quyền sở hữu cho hãng vận tải Shaanxi Sunshine Cargo . Phía sân bay Malaysia cho biết, kể từ đó, những chiếc máy bay này đã không được đăng ký dưới bất kỳ công ty nào – khi phát hành Chứng chỉ khai thác tàu bay bởi cơ quan hàng không dân sự quốc gia.
Các nhà điều hành sân bay cho biết họ đã liên lạc với Shaanxi Sunshine Cargo để quyết toán phí đỗ và di chuyển máy bay cho đến tháng 9-2013. Đó là lần cuối cùng họ có thông tin về công ty này và sau khi kểm tra nó đã không còn hoạt động nữa.
Ông Zainol Mohd - Tổng Giám đốc sân bay Malaysia - nói: “Khi ai đó nói rằng chúng là của họ, chúng ta cần phải xác minh xem điều đó có thật hay không? Kể từ lúc bạn bỏ lại một chiếc máy bay, nhầm lẫn có thể xảy ra vì chúng ta không biết những giao dịch đã có giữa chủ sở hữu và những người khác."
“Quảng cáo trên The Star là quy trình chuẩn để cho phép ưu tiên chủ sở hữu gốc những chiếc máy bay”, ông Zainol nói. Sân bay Malaysia đã không thể xác minh để tuyên bố về quyền sở hữu và đang yêu cầu các "chủ sở hữu hợp pháp" cung cấp một cách chi tiết để có thể kết luận chắc chắn.
Bình luận (0)