Vậy mà con vật gớm ghiếc ấy đang trở lại một cách mạnh mẽ từ 4 năm nay. Và điều đáng nói hơn cả là không một ai - kể cả các nhà côn trùng học – biết rõ nguyên nhân nào giúp nó trở lại.
Không giống như con muỗi - tuy cả hai sống chủ yếu bằng máu (người hoặc thú vật) - con rệp không lây các bệnh truyền nhiễm sang người. Nó thích nghi cực kỳ giỏi ở mọi môi trường cho nên rất khó bị tiêu diệt. Nhiều chuyên gia cho rằng sự hiện diện của nó trong nhà không phải là dấu hiệu của tình trạng vệ sinh bê bối. Mặc dù vậy, nếu có rệp trong giường ngủ, nhiều người Mỹ không dám thú thật chuyện ấy vì sợ bị chê cười là ở dơ.
Hãng tin AP cho biết, trong 4 năm qua, từ New York đến Honolulu, rệp xuất hiện ngày càng nhiều trong các khách sạn, bệnh viện và ký túc xá sinh viên, điển hình ở New York và Hawaii. Hiệp hội Quản lý vật có hại quốc gia - đại diện cho các công ty kiểm soát vật có hại Mỹ - cho biết số báo cáo về rệp mà họ đã nhận được từ khắp nước Mỹ đã tăng gấp 5 lần trong 4 năm qua.
Theo Chi nhánh công ty Kiểm soát vật có hại Terminix ở bang Atlanta, năm 2004 không tìm thấy trường hợp nào ở trong bang và chỉ có 3 trường hợp hồi năm ngoái. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, đã phát hiện 23 trường hợp mới. Chuyện gì đã xảy ra? Các chuyên gia chưa có câu trả lời.
Một số người nghi rằng việc di dân và du lịch quốc tế là một trong những nguyên nhân chính. Nhưng có một yếu tố khác là sự thay đổi cách chống vật có hại. Thay vì xịt thuốc bao vây, ngày nay người ta chỉ xịt tập trung vào những chỗ nghi ngờ có rệp. Sự thay đổi này cũng do khách hàng yêu cầu vì họ không muốn sử dụng quá nhiều hóa chất độc hại trong nhà.
Tuy nhiên, Michael Potter, giáo sư khoa côn trùng Trường Đại học Kentucky, nhận xét: “Không yếu tố nào kể trên có thể giải thích một cách thuyết phục sự gia tăng rệp quá nhanh trong những năm gần đây. Nguyên nhân có thể bao gồm tất cả những yếu tố trên”. Vẫn theo vị giáo sư này, công chúng Mỹ cần được giáo dục lại cách nhận diện triệu chứng và phòng chống rệp vì “có một số bác sĩ nghĩ rằng không hề có rệp!”.
Bình luận (0)