xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có 4 bằng thạc sĩ, cử nhân vẫn phải đi nhặt rác

Gia Hân (Theo NDTV)

(NLĐO) – Anh Sunil Yadav (36 tuổi) làm việc tại Công ty Đô thị Brihanmumbai (BMC) ở TP Mumbai - Ấn Độ với vai trò một người nhặt rác dù anh sở hữu tới 4 bằng thạc sĩ và cử nhân của các ngôi trường danh tiếng.

Trong vòng 9 năm qua, từ 2005-2014, anh Yadav hoàn tất bằng cử nhân Báo chí, lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành Toàn cầu hóa và Lao động, sở hữu thêm một bằng thạc sĩ Công tác xã hội và chuẩn bị mang về bằng thạc sĩ Triết học tại Viện Khoa học Xã hội Tata.

Tuy nhiên, nhiều bằng cấp cũng không giúp anh Yadav kiếm được một công việc tốt. Người đàn ông 36 tuổi có đôi mắt đượm buồn chia sẻ: “Chúng tôi khi sinh ra đã là những người đi nhặt rác và chẳng khác nào nô lệ. Chúng tôi không có quyền lợi và phải tìm mọi cách để thoát nghèo. Tiến sĩ Baba Saheb Ambedkar từng có một câu nói: ‘Nếu bạn học hành, bạn sẽ tiến thân’. Nhưng mọi người vẫn không chấp nhận chúng tôi”.

Yadav hồi tưởng ngày đầu tiên anh bước xuống ống cống để thu gom rác thải: “Cho tới vài ngày sau, mùi hôi thối vẫn đọng lại trong tâm trí của tôi. Tôi phải lội qua dòng nước với xác chết của động vật. Lúc đó, tôi nghĩ mình phải cố gắng học để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này”.

 

Anh Sunil Yadav tại nhà riêng. Ảnh: NDTV
Anh Sunil Yadav tại nhà riêng. Ảnh: NDTV

 

Cả bốn thế hệ trong gia đình anh Yadav đều làm nghề thu gom rác. Sau khi cha anh nghỉ hưu vì lý do sức khỏe, Yadav tiếp tục đảm đương vị trí thay ông. Anh cay đắng cho biết: “Không phải mọi Dalit (người thuộc tầng lớp tiện dân ở Ấn Độ) đều trở thành người gom rác. Nhưng 100% người gom rác đều xuất thân từ Dalit”.

Dù làm việc vất vả từ 21 giờ đêm tới 2 giờ sáng, Yadav vẫn không bỏ cuộc vì công việc này giúp anh trang trải học phí cho bản thân.

Theo một cuộc điều tra do chính quyền New Delhi tiến hành, số lượng người nhặt rác thủ công ở các vùng nông thôn đã vượt quá 18.000 người.

Trong khi Quốc hội Ấn Độ đã thông qua luật cấm người dân nhặt rác hồi năm 2013, các chuyên gia xã hội nhận định còn lâu luật mới đạt được hiệu lực trong thực tế. Suốt 2 năm qua, không có một trường hợp nào vi phạm “luật rác” bị bêu tên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo