Washington đã đàm phán với Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Ai Cập về kế hoạch này. Đây là tin tức đáng hoan nghênh nhưng không quá bất ngờ bởi Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ (NSC) trước đó cũng thảo luận về ý tưởng này.
Syria là một mớ hỗn độn và không ai dám tuyên bố có được giải pháp chắc chắn cho quốc gia này. Tuy nhiên, ảnh hưởng và sự mở rộng của Tehran là trọng tâm của chiến lược Iran mới được chính quyền ông Trump công bố hồi tháng 10 năm ngoái.
Chiến lược này không chỉ tập trung vào thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được thời Tổng thống Barack Obama mà còn mở rộng sang những hoạt động của Tehran tại khu vực, như can thiệp vào Syria và hậu thuẫn phong trào Hezbollah ở Lebanon. Tổng thống Trump dù nói rõ không muốn Mỹ hiện diện quân sự vô thời hạn ở Syria nhưng cũng đang lắng nghe ý kiến của giới chức an ninh về chuyện không nhượng bộ Iran.
Syria bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh. Ảnh: REUTERS
Kế hoạch nêu trên kêu gọi các đồng minh đóng góp lực lượng triển khai ở Syria. Lợi thế lớn của kế hoạch là sự tham gia của binh sĩ các nước Hồi giáo nên không dẫn đến nhiều hoài nghi. Thách thức hiện nay là làm sao triển khai liên quân này tại Syria giữa lúc có những ý kiến tiêu cực về kế hoạch.
Dù sao, Mỹ cũng đang có cơ hội lớn để tạo ra những thay đổi thật sự ở Trung Đông, củng cố các mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh, từ đó hưởng lợi từ thương mại và thịnh vượng đến từ một Trung Đông ổn định hơn. Không có gì bảo đảm Washington sẽ thành công nhưng không có lựa chọn thay thế nào tốt hơn. Vì thế, hãy nỗ lực hết sức và chờ xem có thể đạt được những gì.
Bình luận (0)