Theo Reuters, những đám mây bão di chuyển chậm từ bờ biển Quảng Đông đến khu vực Quảng Tây, tràn vào các khu vực trũng thấp gây mưa lớn.
Tại huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Tây, lực lượng cứu hộ dùng thuyền để đưa người dân đến nơi an toàn từ tối 10-9. Có nơi nước ngập sâu tới 2 m. Mưa lớn dự báo tiếp tục ở Quảng Tây trong vài ngày tới.
Dù Haikui đã suy yếu thành sau khi đổ bộ tỉnh Phúc Kiến vào ngày 5-9 nhưng hoàn lưu của nó vẫn ảnh hưởng mạnh tới miền Nam Trung Quốc. Thành phố đông dân Thâm Quyến bị ngập lụt bởi trận mưa lớn nhất kể từ năm 1952. Hồng Kông (Trung Quốc) cũng hứng chịu lượng mưa tồi tệ nhất trong vòng 140 năm qua.
Mưa lớn gây ngập lụt ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hôm 9-9. Ảnh: Reuters
Các nhà khoa học cảnh báo những cơn bão đổ bộ Trung Quốc đang trở nên dữ dội hơn và đường đi của chúng ngày càng phức tạp hơn, làm tăng nguy cơ thảm họa. Ngay cả các thành phố ven biển như Thâm Quyến, nơi thường xuyên đối mặt với bão nhiệt đới và đã có khả năng phòng chống lũ lụt mạnh mẽ, cũng dễ bị tổn thương.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân ở tỉnh Phúc Kiến trong bão Haikui hôm 5-9. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Sun Shao, nhà khí hậu học tại Trường ĐH California, Irvine, cho biết: “Các cơn bão di chuyển sâu vào đất liền ảnh hưởng đến những khu vực ít hứng chịu mưa lớn và gió mạnh. Những nơi này thường có khả năng phục hồi sau thảm họa thấp hơn, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hơn”.
Cơn bão "sắp chết" vẫn trút mưa lớn suốt 7 ngày xuống Trung Quốc
Ông Sun nói thêm trong trường hợp của Thâm Quyến, thảm họa chủ yếu là do sự di chuyển chậm về phía Tây của dòng hoàn lưu bão Haikui từ chiều 7-9 đến sáng 8-9, dẫn đến “hiệu ứng tàu hỏa” - hiệu ứng tích lũy nhiều hệ thống mây liên tiếp đi qua một khu vực, làm tăng khả năng xảy ra mưa lớn hoặc cực lớn.
Bình luận (0)