xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Còn gì để trừng phạt Triều Tiên?

Phương Võ

Ngay sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 3-9, chính quyền Mỹ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Câu hỏi đặt ra là còn gì để Washington trừng phạt sau khi những động thái tương tự trước đó xem ra không hiệu quả.


Đài CNN hé lộ thêm 3 "ứng viên" tiềm năng có thể bị đưa vào danh sách đen, trong đó đứng đầu là dầu. Giới chức Mỹ cho biết họ đang tìm cách đưa biện pháp kiềm chế xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên vào gói trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc. Một bước đi như thế có thể gây sức ép lớn lên Bình Nhưỡng bởi tác động của nó đối với nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp.

Dầu thô hiện là một trong những sản phẩm được Trung Quốc xuất khẩu nhiều sang Triều Tiên nhưng Bắc Kinh giữ kín dữ liệu liên quan đến mặt hàng này. Tờ Global Times (Trung Quốc) hôm 4-9 cũng giảm nhẹ khả năng Bắc Kinh ngưng xuất khẩu dầu sang nước láng giềng khi nhận định: "Nếu Trung Quốc cắt đứt nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên hoặc thậm chí đóng cửa biên giới với nước này, chúng ta cũng không chắc chắn có thể ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục thử hạt nhân hoặc tên lửa. Tuy nhiên, xung đột giữa hai bên có thể xảy ra".

Còn gì để trừng phạt Triều Tiên? - Ảnh 1.

Hàng dệt may Triều Tiên được xem là một mục tiêu trừng phạt “sáng giá” Ảnh: AP

Sau dầu, một mục tiêu "sáng giá" khác là hàng dệt may - thuộc tốp 5 mặt hàng được Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất - nhưng không có tên trong danh sách trừng phạt được Liên Hiệp Quốc thông qua chưa đầy 1 tháng trước đó. Một báo cáo gần đây của Reuters cho thấy các công ty dệt may Trung Quốc đang tăng cường sử dụng nhà máy Triều Tiên để tận dụng nguồn lao động giá rẻ.

Bên cạnh đó, đã xuất hiện kêu gọi Mỹ mạnh tay hơn với những ngân hàng lớn của Trung Quốc bị cáo buộc giao dịch với Triều Tiên, như phạt tiền nặng và ngăn tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cho dù Mỹ có thúc giục mạnh đến đâu, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ gây quá nhiều sức ép lên Triều Tiên về kinh tế. Nói gì thì nói, Bắc Kinh vẫn cần Bình Nhưỡng làm vùng đệm chiến lược để chống lại ảnh hưởng của Washington ở Đông Á cũng như không muốn thấy sự sụp đổ hỗn loạn của nước láng giềng.

Theo tờ The Guardian, thực tế này khiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không có nhiều lựa chọn để buộc Triều Tiên giảm bớt hành động khiêu khích ngoài việc siết chặt trừng phạt. Điều này cũng có thể đúng với cả Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay cả khi ông đe dọa cắt đứt quan hệ kinh tế với bất kỳ quốc gia nào làm ăn với Triều Tiên.

Chuyên gia Harry J. Kazianis của Trung tâm Vì lợi ích quốc gia (Mỹ) gợi ý một số bước đi khả dĩ, gồm hạn chế nguồn cung cấp tài chính cho Triều Tiên, tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa ở Đông Á và tại Mỹ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo