xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con hổ mới ở Đông Nam Á ?

VĂN ANH

Tăng trưởng kinh tế Myanmar có thể bùng nổ trong những năm tới và thu nhập bình quân đầu người có thể đạt 2.000-3.000 USD vào năm 2030 (gấp 3 lần hiện nay) nếu cải cách kinh tế đi đúng hướng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đánh giá lạc quan như vậy trong báo cáo mới nhất có tiêu đề: “Myanmar trong thời kỳ quá độ: Cơ hội và thách thức”, công bố hôm 20-8, cùng một ngày với Myanmar bãi bỏ kiểm duyệt trực tiếp báo chí. Bản báo cáo  cung cấp một trong những bức tranh toàn diện nhất của nền kinh tế Myanmar trong những năm sắp tới.
img
Tăng trưởng kinh tế Myanmar có thể đạt 6% trong năm nay. Ảnh: REUTERS

Cơ hội

Theo đánh giá của ADB, tăng trưởng kinh tế của Myanmar có thể đạt 6% trong năm nay và 6,3% trong năm 2013 nhờ tăng xuất khẩu hàng hóa và vốn đầu tư nước ngoài chảy ào ạt vào nước này, bắt kịp nhịp độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Các chuyên gia cũng ước tính Myanmar có thể duy trì tăng trưởng ở mức 7%-8% trong một thập kỷ hoặc lâu hơn, tái lập thành tích kỳ diệu của các nền “kinh tế hổ” châu Á. Tất nhiên, sự kỳ diệu này chỉ có thể xảy ra nếu  chính phủ tiếp tục thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn, người dân được tự do nhiều hơn và đồng nội tệ kyat được thả nổi.

Tuần báo Mỹ Time nhận định rằng Myanmar có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo một kỳ tích mới ở châu Á. Đó là lực lượng lao động rẻ đông đảo thích hợp với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từng thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc và Malaysia trong thời kỳ đầu. Myanmar có rất nhiều tài nguyên tự nhiên, nhất là gỗ và khoáng sản sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài đỗ vào hàng tỉ USD. Đặc biệt là vị trí chiến lược của Myanmar nằm giữa hai ông lớn Ấn Độ và Trung Quốc có thể biến nước này thành một điểm đắc địa nối hai thị trường lớn nhất thế giới với Nam và Đông Nam Á.

Thách thức

Theo số liệu của ADB, Myanmar từng là một trong hai nền kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á vào đầu thập niên 1960. Lúc đó, thu nhập đầu người đạt 670 USD - cao hơn Indonesia gấp 3 lần, cao hơn Thái Lan 2 lần, chỉ thấp hơn một chút so với Philippines. Tuy nhiên, kể từ năm 1962 đến 2010, nền kinh tế dưới chế độ nửa quân sự nửa dân sự suy  sụp khá nhanh, một phần do các nước phương Tây cấm vận không xuất khẩu được hàng hóa và không nhận được vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần lớn do sai lầm về chính sách kinh tế và khu vực kinh tế quốc doanh hoạt động không có hiệu quả. Kinh tế Myanmar hiện  tụt lại khá xa so với Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

Cải cách kinh tế ở Myanmar đang xuất phát từ những tồn tại do lịch sử để lại. Ví dụ: 

- Với dân số 48 triệu dân, chỉ 26% dân số có điện dùng năm 2011 so với 100% ở Malaysia và hơn 90% ở Việt Nam và Philippines.

- Chỉ 1,26% dân số có điện thoại bàn so với 16% dân số ở Indonesia và 0,03% sử dụng  internet băng thông rộng so với 8% ở Malaysia.

- Khoảng 30% dân số không có nước sinh hoạt an toàn để sử dụng.

- Myanmar chỉ có 40 km/1.000 km2 đường sắt so với 480 km/1.000 km2 của Việt Nam; 18/1.000 dân có xe hơi so với 370/1.000 dân ở Thái Lan. Chỉ có 1/4 đường sá được tráng nhựa.

- Kinh tế Myanmar phụ thuộc vào một vài ngành công nghiệp. Hơn 2/3 mặt hàng xuất khẩu là khí đốt, gỗ và rau củ.

Các chuyên gia ADB cho rằng xuất phát từ một nền kinh tế có mức tăng trưởng thấp nhất (trung bình 2,9%)  ở tiểu vùng đại Mekong của Đông Nam Á trong 48 năm qua (1962-2010), Myanmar cần ít nhất nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập niên, mới có thể trở thành “ngôi sao sáng” ở Đông Nam Á.
img
Lao động rẻ sẽ thu hút Trung Quốc và Ấn Độ chuyển nhà máy về Myanmar. Ảnh: AP

Hiện thực hóa tiềm năng

Vấn đề của Myanmar là biến tiềm năng thành hiện thực. Có không ít nước cũng có tiềm năng lớn như vậy nhưng không thực hiện được điều đó. Nữ kinh tế gia Park Cyn-young của ADB nhận định: “Mạnh về tiềm năng nhưng trước khi biến nó thành hiện thực, Myanmar phải đối phó với rất nhiều thách thức trên con đường phát triển”.

Theo nhận định của tờ Financial Times, một khi chính phủ các nước phương Tây gỡ bỏ cấm vận, các nhà đầu tư đổ xô vào Myanmar sẽ dẫn tới một loạt vấn nạn như lạm phát, hối suất không ổn định, dòng chảy đồng tiền mạnh nước ngoài quá nóng và “bong bóng” tín dụng. Những thách thức này đặc biệt nghiêm trọng ở Myanmar vì khu vực tài chính ngân hàng của nước này quá yếu. Theo ADB, tỉ trọng ngân hàng thương mại trên 1.000 km2 ở Myanmar  năm 2010 là 0,8 so với 7 ở Việt Nam, 11,6 ở Thái Lan và 27,2 ở Philippines.

Để bảo đảm tăng trưởng ổn định, ADB khuyến cáo chính phủ Myanmar 3 điều: Thứ nhất, kiểm soát lạm phát thông qua các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô. Thứ hai, cần phải nâng mức tiết kiệm trong nước rất cần cho đầu tư tài chính. Thứ ba, nông nghiệp là quan trọng nhưng cơ cấu kinh tế cần phải chuyển hướng sang công nghiệp và dịch vụ để cải thiện năng suất, mở rộng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo