xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con người làm hại đại dương

Xuân Mai

Theo nghiên cứu mới của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), số lượng sinh vật biển đã giảm khoảng một nửa trong hơn 4 thập kỷ qua. Đặc biệt, những loài cung cấp nguồn lương thực cho toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhất, như cá ngừ, cá thu…

Trong báo cáo được công bố hôm 16-9, WWF cho rằng tình trạng ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu và tập quán đánh bắt cá không bền vững là những nguyên nhân chính khiến số lượng loài cá giảm đáng kể trong giai đoạn 1970-2010.  “Chỉ trong vòng 1 thế hệ, hoạt động của con người làm tổn hại nghiêm trọng đến đại dương thông qua việc đánh bắt cá nhanh hơn tốc độ sinh sản của chúng và phá hủy môi trường sống của sinh vật biển” - ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc WWF, nhận định.

Số lượng sinh vật biển đang giảm mạnh do hoạt động của con người Ảnh: BLICKWINKEL
Số lượng sinh vật biển đang giảm mạnh do hoạt động của con người Ảnh: BLICKWINKEL

Theo đài Deutsche Welle (Đức), nghiên cứu của WWF ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số lượng cá mập, cá đuối, hải sâm và rùa biển và xem đây là dấu hiệu cho thấy sự đa dạng sinh học đang chịu sức ép to lớn. Đáng chú ý là diện tích san hô, rừng ngập mặn và cỏ biển - những môi trường sống của cá -  cũng bị thu hẹp mạnh mẽ.  Trong báo cáo trước đó của WWF, phân nửa san hô đã biến mất và phần còn lại có thể chịu chung số phận vào năm 2050 nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

WWF nhấn mạnh đại dương là nguồn tài nguyên có khả năng tự tái tạo và quần thể sinh vật biển có thể phục hồi nếu loài người không vượt quá “những giới hạn bền vững”. Để đảo ngược xu hướng nói trên, WWF kêu gọi thúc đẩy phương thức “đánh bắt cá thông minh”, tích cực loại bỏ rác thải khỏi đại dương, ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá bừa bãi và bảo vệ môi trường biển. “Bức tranh đang rõ hơn bao giờ hết: Nhân loại đang đẩy đại dương trước bờ vực khủng hoảng. Đây là điều không thể chấp nhận được, nhất là khi đại dương đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh lương thực - đặc biệt là tại các cộng đồng ven biển nghèo khó” - ông Lambertini chỉ trích.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo