xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cộng đồng không rác thải

Trúc Lâm tổng hợp

Từ năm 2003, người dân quê Kamikatsu trên đảo Shikoku của Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện kế hoạch xử lý rác thải lâu dài để đến năm 2020 trở thành một cộng đồng không rác thải điển hình trên thế giới

Tư duy mới về xử lý rác bắt đầu từ năm 2000, khi những quy định ngặt nghèo về khí thải dioxin buộc chính quyền xã Kamikatsu phải đóng cửa hai lò thiêu rác. Các tổ chức và cơ sở xử lý rác được thành lập. Thành viên của Hội Không rác thải Sonoe Fujii nói: “Chúng tôi không thể đốt rác được nữa vì thế chúng tôi phải nghĩ ra chiến lược tốt nhất để dừng thải rác ở khâu đầu tiên”. Mặc cho những phản đối ban đầu, hội đồng xã Kamikatsu đã thông qua tuyên bố không rác thải vào năm 2003 và sau đó một đội quân thiện nguyện vì sinh thái ra đời.

Xử lý triệt để và tái sinh rác

Tuy có vẻ phức tạp nhưng các nhà tư vấn cho kế hoạch này nhận định rằng xử lý rác kiểu này vẫn rẻ tiền hơn so với thiêu hủy rác – ngay cả khi sử dụng năng lượng tái tạo để đốt chất thải. Hầu như mỗi hộ gia đình đều có máy nghiền rác và ủ phân bón tại nhà, để trồng rau tươi, hoa quả... Rác không làm phân bón được đem đến trung tâm xử lý trên đường họ đi làm việc. Một số đồ vật còn có thể sử dụng nhưng chủ nhân muốn bỏ đi sẽ được mang đến cửa hàng Kuru Kuru – nơi người dân có thể đến lấy các đồ vật đã qua sử dụng về xài mà không phải trả tiền. Giữa vô vàn chủng loại vật dụng, việc phân loại để bỏ rác đúng chỗ quy định cũng là việc khó. Có trường hợp chủ nhân của một thỏi son môi cũ không biết vứt nó vào thùng rác nào. Đũa ăn được nghiền nát để chế biến giấy. Một số rác thải có khả năng gây ô nhiễm cao như pin cũ được tàu chở đi hàng trăm km đến nhà máy xử lý rác ở đảo Hokkaido. Cụ bà Take Kikue Nii, 65 tuổi, người đã tham gia kế hoạch thí điểm không rác thải từ năm 2004, nói rằng lúc đầu bà cảm thấy rất khó khăn, nhiều khi phải mang kính để đọc lại hướng dẫn phân loại rác trong lúc làm việc nhưng hiện nay đã quen dần. Bà tháo nhãn hiệu, mở nút một đống chai lọ, rửa sạch và phơi khô trước khi mang đến trung tâm xử lý. Mỗi lần như thế bà nhận được một tấm vé số và đã trúng số 4 lần, dù số tiền không lớn lắm. Người hàng xóm của bà, đôi vợ chồng Fumikazu - Hatsue Katayama, là những người nhiệt thành ủng hộ việc biến rác thành phân, với triết lý “trả về cho đất những gì mình đã hưởng thụ trên mặt đất”.

Làm gương cho nơi khác

Xã trưởng Kamikatsu Kasamatsu Kasuichi cho rằng kế hoạch này có thể nhân rộng và kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn thế giới làm theo. Ông nói: “Chúng ta nên xem xét thế nào là đúng, là sai. Riêng tôi cho rằng việc cho xe tải đi thu gom rác về đốt là sai, gây hại cho môi trường và tôi muốn thuyết phục mọi người làm theo chính sách của chúng tôi”. Một số nơi đã hạn chế việc thiêu hủy rác thải như thành phố Yokohama với 3,5 triệu dân, đặt mục tiêu giảm 30% rác thải cần phải thiêu hủy trong vòng 5 năm hồi năm 2005. Chính quyền thành phố này phát hành một cẩm nang dày 27 trang, giải thích việc phân loại vật dụng phế thải với 518 hạng mục cụ thể, được xếp thành 10 loại.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến chỉ trích chính sách này tại Kamikatsu. Họ lập luận rằng việc dùng máy nghiền rác điện tại mỗi hộ gia đình cũng tiêu hao năng lượng không nhỏ, tạo khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Việc mỗi người phải tự lái xe đến trung tâm xử lý rác cũng gây thêm ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, dù rất nhiều người ủng hộ và thán phục kế hoạch mục tiêu không thải rác vào năm 2020, nhưng có đến 40% dân cư không hài lòng với chương trình này. Ông Fujii nói: “Vẫn còn nhiều người phản đối, đặc biệt là vì mọi thứ cần phải rửa sạch để tái sinh. Tất cả chúng ta cần phải giải thích với họ rằng họ đang làm một công việc rất quan trọng”. Ông Yasuo Goto, một nông dân đã nghỉ hưu hiện làm việc bán thời gian cho trung tâm không rác thải của Kamikatsu, nhận xét: “Tôi không thể nói tin tưởng một cách tuyệt đối về mục tiêu không rác thải vào năm 2020 nhưng chúng tôi đang làm hết sức mình để cho điều đó trở thành hiện thực”.

Người dân thành thị Nhật Bản đôi khi còn bực mình vì phải phân rác thành vài thứ khác biệt như loại có thể cháy và không cháy, chai thủy tinh với hộp vỏ kim loại..., trong khi các hộ gia đình ở Kamikatsu phải phân loại và để riêng biệt 34 loại rác thải khác nhau. Thí dụ chai nhựa thường khác với loại nhựa PET (polyethylene teraphthalate) thường dùng đựng nước khoáng vì PET có giá trị cao hơn khi được tái chế. Có nhiều thùng rác riêng biệt để đựng bút, dao cạo râu, xốp cách nhiệt, giấy báo và hàng loạt vật dụng phế thải khác..., trong khi thức ăn thừa dành để chế tạo phân bón.

Thành tích xử lý rác

Kamikatsu là một làng quê đồi núi với nhiều cây xanh bao phủ trên đảo Shikoku, Tây Nam Nhật Bản. Số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ tái sinh rác tại Kamikatsu tăng từ 55% trong thập niên qua và hiện lên đến khoảng 80%. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch này, 98% cư dân Kamikatsu sử dụng máy nghiền rác làm phân bón tại nhà. Con số này hết sức ấn tượng nếu so với 80% rác thải ở những nơi khác tại Nhật Bản được đưa vào lò thiêu. Tại Mỹ, tỉ lệ rác phải thiêu hủy hoặc chôn cũng khoảng 80%.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo