Khi đó, cô biết đó cũng sẽ là những gì mình gặp phải nếu làm mẹ và điều này thúc đẩy cô nghỉ việc để lập dịch vụ giúp đỡ các cha mẹ gặp phải tình cảnh tương tự.
Khoảng 6 năm sau đó, nền tảng trực tuyến Momsitter ra đời, giúp kết nối các gia đình với người trông trẻ tiềm tàng.
Momsitter đưa ra các bài kiểm tra năng lực đối với người giữ trẻ và cung cấp thông tin như hồ sơ sức khỏe, đánh giá của các cha mẹ từng dùng dịch vụ và mọi chứng chỉ của người giữ trẻ. Ngoài ra, nền tảng còn có quy định cấm người trông trẻ và phụ huynh "gây rối" sử dụng dịch vụ này trong 5 năm.
Cô Chung Jee-yea, người sáng lập Momsitter, ở văn phòng công ty tại thủ đô Seoul - Hàn Quốc. Ảnh: BLOOMBERG
Cô Chung cho biết Momsitter, hiện thu hút được hơn 1 triệu người sử dụng, cung cấp các công cụ cho phép phụ nữ ở Hàn Quốc thách thức quan điểm họ không thể vừa có con vừa có sự nghiệp.
Những áp lực xã hội đối với phụ nữ có con góp phần dẫn đến một trong những mối đe dọa dài hạn nghiêm trọng nhất đối với nền kinh tế Hàn Quốc: tình trạng dân số đang giảm.
Một phần của vấn đề là mức độ tin tưởng giữa người với người đang thấp. Nhà nghiên cứu Bae Yun-jin thuộc Viện Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Hàn Quốc cho biết: "Các cha mẹ cần rất nhiều sự tin tưởng để giao con cho ai đó nhưng nguồn cung người đáng tin như thế lại có hạn".
Tỉ lệ sinh giảm đe dọa đến sự thịnh vượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế khi lực lượng lao động đang giảm buộc phải hỗ trợ cho dân số ngày một già. Đối mặt vấn đề đau đầu nói trên, chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol đang tăng cường nỗ lực khuyến khích người dân sinh nhiều con hơn, như tăng gấp 3 lần tiền trợ cấp dành cho người mới sinh con.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng bất bình đẳng giới mới là tâm điểm của cuộc khủng hoảng. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), phụ nữ có con ít có khả năng được tuyển dụng hơn phụ nữ không có con.
Bình luận (0)