Quyết định đóng cửa bãi biển được đưa ra sau khi có hàng ngàn người đổ dồn về bãi biển Bondi hôm 20-3, những hình ảnh ghi lại cảnh bãi biển đông nghịt người hiện đang gây chú ý trên khắp thế giới.
Việc đám đông tụ tập và phớt lờ các biện pháp cách ly xã hội đang bị truyền thông nước ngoài và cư dân mạng chỉ trích nặng nề.
Bãi biển của Úc vẫn đông kín người hôm 20-3. Ảnh: AAP
Bộ trưởng cảnh sát bang, ông David Elliott, xác nhận nếu số lượng người trên các bãi biển công cộng vượt quá 500 người thì cảnh sát phải giải tán. Ông Elliot cũng thể hiện sự thất vọng trước hành vi này của đám đông nêu trên.
Ông cũng cho biết thêm sẽ thực hiện các biện pháp tương tự trong việc ổn định xã hội nếu người dân không chấp hành khuyến nghị y tế công cộng và các biện pháp cách ly.
Bãi biển Bondi vắng vẻ hơn vào ngày hôm sau 21-3. Ảnh: Steven Siewert/Sydney Morning Herald
Một nhân viên cứu hộ dỡ bỏ cờ báo hiệu. Ảnh: Steven Siewert/Sydney Morning Herald
Sớm ngày 21-3 (giờ địa phương), một hội đồng đã cảnh báo những người ở bãi biển phải tránh xa bãi biển Bondi. Bà Paula Masselos, Thị trưởng vùng Waverle, cũng yêu cầu mọi người phải ở nhà.
"Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19 và tôi rất thất vọng khi người dân vẫn tiếp tục phớt lờ khuyến nghị y tế về việc giữ khoảng cách xã như sự việc ở bãi biển Bondi hôm 20-3" – bà Masselos nói.
Bà nhấn mạnh thêm: "Không có ai miễn dịch trước Covid-19 và việc hành xử thiếu trách nhiệm sẽ khiến toàn bộ cộng đồng lâm vào tình cảnh nguy hiểm".
Cảnh sát tại bãi biển Bondi hôm 21-3. Ảnh: Steven Siewert/Sydney Morning Herald
Nhân viên cứu hộ đứng trên bãi biển Bondi sau khi đám đông bị cấm tụ tập. Ảnh: AAP
Sau sự việc ở bãi biển Bondi, Thủ tướng Úc Scott Morrison cảnh báo sẽ tiến hành phong tỏa một số vùng nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan. Ông Morrison cho biết sự việc ở bãi biển Bondi đã cảnh tỉnh để đưa ra các chính sách nghiêm ngặt.
Số người nhiễm Covid-19 ở Úc hiện đã chạm mức 1.000 ca và có 7 người tử vong.
Bình luận (0)