xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc đời in vào lịch sử của lãnh tụ Fidel Castro

Hải Ngọc (Theo BBC, Guardian)

(NLĐO) - 90 năm cuộc đời của lãnh tụ Cuba Fidel Castro đầy ắp những sự kiện quan trọng của lịch sử. Bản thân ông cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.

Ông được xem là một biểu tượng cách mạng, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất thế giới. Ông từng sống sót qua nhiều âm mưu ám sát của Mỹ trong thời chiến tranh lạnh.

Theo thống kê của báo Telegraph (Anh), có tới 638 nỗ lực ám sát của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhằm vào ông Fidel được ghi nhận. Đặc biệt, ông sống qua 10 đời tổng thống Mỹ. Chính ông - Fidel Castro - đã biến Cuba từ sân chơi của giới nhà giàu Mỹ trở thành biểu tướng chống Washington.

Tuổi ông đã quá cao nhưng sự ra đi của ông vẫn gây bất ngờ trên thế giới. Tin buồn này được cả những người bạn và cựu thù đón nhận với sự tôn trọng, báo The Guardian (Anh) đánh giá.

Ảnh của các ông Raúl Castro, Fidel Castro và Ernesto ‘Che’ Guevara (từ trái qua) trên một bức tường ở Havana. Ảnh: AP
Ảnh của các ông Raúl Castro, Fidel Castro và Ernesto ‘Che’ Guevara (từ trái qua) trên một bức tường ở Havana. Ảnh: AP

Thành tựu lớn nhất

Di sản lớn nhất mà ông Fidel để lại là tạo dựng hệ thống y tế và giáo dục miễn phí, từ đó đưa Cuba vào nhóm các nước phát triển con người tốt nhất.

Tuy nhiên, chính sách kinh tế tập trung của ông - cộng với các biện pháp cấm vận của Mỹ - khiến kinh tế Cuba lao đao, dẫn đến một số thiếu thốn về thực phẩm và điều kiện sống.

Dưới đây là những mốc thời gian lớn của ông Fidel Castro.

Năm 1926: Ông sinh ở tỉnh Oriente, miền Đông Nam Cuba. Là một trong 7 đứa con trong gia đình, ông có mẹ là người Cuba, cha là chủ đồn điền người Tây Ban Nha.

Ông Fidel học luật tại Trường ĐH Havana, nơi ông trở thành thủ lĩnh sinh viên chống lại chế độ độc tài.

Năm 1953: Ông bị bỏ tù sau khi dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống chế độ độc tài Fulgencio Batista nhưng không thành công.

Năm 1955: Ông được thả khỏi nhà tù theo một thỏa thuận ân xá

Năm 1956: Cùng với ông Che Guevara, ông Fidel bắt đầu cuộc chiến tranh du kích chống lại chế độ độc tài.


Ông Fidel thời trẻ. Ảnh: AP

Ông Fidel thời trẻ. Ảnh: AP

Năm 1959: Ông đánh bại nhà độc tài Batista, sau đó tuyên thệ nhậm chức thủ tướng Cuba. Với vị trí sát bên Mỹ, Cuba đã trở thành đấu trường nóng bỏng của thời Chiến tranh lạnh.

Năm 1961: Ông chống lại 1.500 phần tử Cuba lưu vong - được sự tài trợ của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) - xâm nhập Vịnh Con heo.

Năm 1962: Ông cho phép Liên Xô triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba, dẫn đến cuộc khủng hoảng tên lửa liên quan đến nước này. Cuộc căng thẳng kéo dài 13 ngày với Mỹ đã đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Sau cùng, Liên Xô rút tên lửa, giúp tháo ngòi mối đe dọa khủng khiếp này.


Ông theo đuổi con đường cách mạng vũ trang. Ảnh: AP

Ông theo đuổi con đường cách mạng vũ trang. Ảnh: AP


Ảnh: AP

Ảnh: AP

Năm 1976: Ông trở thành Chủ tịch Quốc hội Cuba.

Năm 1992: Ông đạt thỏa thuận về người tị nạn Cuba với Mỹ.

Tháng 2-2008: Ông thôi giữ chức Chủ tịch Cuba vì lý do sức khỏe và chuyển giao quyền lực cho em trai Raul Castro. Trước đó, vào tháng 7-2006, ông phải phẫu thuật ruột khẩn cấp.

Từ khi lên nắm quyền, ông Raul thực hiện nhiều cải cách, tiến theo nền kinh tế thị trường. Cuối năm 2014, Chủ tịch Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, chấm dứt hơn 50 năm thù địch.

Sáu tuần sau thỏa thuận lịch sử này, ông Fidel có phát biểu thể hiện sự ủng hộ khá lãnh đạm, khiến dư luận băn khoăn ông có thật sự chấm dứt thái độ thù địch với cựu thù lâu năm hay không.


Ông Fidel Castro xuất hiện trước công chúng vào tháng 4-2014. Ảnh: AP

Ông Fidel Castro xuất hiện trước công chúng vào tháng 4-2014. Ảnh: AP

Sau khi lùi vào hậu trường, ông Fidel thường viết xã luận cho báo đảng Granma nhưng ít khi xuất hiện trước công chúng. Lần xuất hiện gần đây nhất trước khi qua đời của ông là vào tháng 4 năm nay, khi ông phát biểu tại đại hội đảng Cộng sản Cuba.

Nhân dịp đó, ông cảm thán: "Tôi sắp 90 rồi. Đây là điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Sắp tới lúc tôi đến ngã rẽ mà ai cũng phải tới".

Ông Fidel Castro tại dinh chủ tịch năm 1985. Ảnh: AP
Ông Fidel Castro tại dinh chủ tịch năm 1985. Ảnh: AP

Ông Fidel rất thích chơi bóng chày. Trong ảnh là vào năm 1962 tại Trường ĐH Sư phạm ở Sierra Maestra. Ảnh: AP

Ông Fidel rất thích chơi bóng chày. Trong ảnh là vào năm 1962 tại Trường ĐH Sư phạm ở Sierra Maestra. Ảnh: AP


Ông là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới

Ông là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới


Ngày 8-9-1973, ông Fidel là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam (ở Quảng Trị) khi chiến tranh chưa kết thúc. Ông có câu nói nổi tiếng: Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên này. Ảnh: TTXVN

Ngày 8-9-1973, ông Fidel là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam (ở Quảng Trị) khi chiến tranh chưa kết thúc. Ông có câu nói nổi tiếng: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên này. Ảnh: TTXVN


Fidel Castro vẫy cờ của các chiến sĩ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt
Nam. Ảnh: VNA

Fidel Castro vẫy cờ của các chiến sĩ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt
Nam. Ảnh: VNA

Gặp nguyên thủ nước ngoài cuối cùng

Theo ghi nhận từ các hoạt động chính thức được thông báo của lãnh tụ Fidel Castro, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chính là nguyên thủ nước ngoài cuối cùng gặp gỡ huyền thoại cách mạng trước khi ông qua đời.

Trong chuyến thăm Cuba gần đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng một số thành viên cao cấp của Đoàn Việt Nam đã đến chào lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro hôm 15-11.


Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến chào Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đến chào Lãnh tụ Cách mạng Cuba Fidel Castro - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Lãnh tụ Fidel Castro nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong các chuyến thăm Việt Nam, đặc biệt là chuyến thăm vùng mới được giải phóng ở Quảng Trị (9-1973); chúc mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo