Norilsk là thành phố gần cực bắc nhất trên thế giới và là nơi có điều kiện sống rất khắc nghiệt. Tại đây, người dân phải trải qua hai tháng liền sống trong đêm tối gần như hoàn toàn. Vào mùa xuân, ban ngày lại kéo dài suốt 24 tiếng.
Mặc dù vậy, thành phố vẫn có hơn 175.000 cư dân. Nữ nhiếp ảnh gia người Nga Elena Chernyshova đã dành rất nhiều tuần ở đây cho dự án mang tên "Days Of Night – Nights Of Day" của cô. Những bức hình cho thấy cuộc sống của người dân tại nơi bất thường cũng khá bình thường: tắm nắng, cắm trại và tiệc tùng, song song với việc cố gắng giữ ấm trong cái lạnh tê tái.
Norilsk có vẻ cách biệt hơn cả so với các thành phố vùng cực khác
khi không có bất cứ liên kết nào với đất liền. Phương tiện gần như duy nhất để đến đây là máy bay
bởi đường biển, đường sông chỉ có thể sử dụng tùy điều kiện cho phép
Vào thời Stalin, con đường nguy hiểm dẫn tới Norilsk được gọi là “con đường tử thần”
Người dân địa phương đang tận hưởng một ngày nắng hiếm hoi nhưng không có nhiều nơi đẹp để tắm nắng.
Điều kiện sống ở đây rất khắc nghiệt với cái lạnh cắt da cắt thịt, nhiệt độ thường xuống mức âm với gió mạnh và bầu trời xám xịt quanh năm.
Số ngày giá rét ở đây kéo dài tới 280 ngày/năm, trong đó hơn 130 ngày có bão tuyết. Nhiệt độ trung bình vào khoảng -10 độ C và xuống đến -55 độ vào mùa đông.
Vòng tuần hoàn ngày và đêm ở vùng cực ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần con người. Người dân Norilsk phải chịu “hội chứng đêm cực”, dẫn đến căng thẳng, lo âu, buồn ngủ hoặc mất ngủ tùy thuộc theo mùa. Trong khi đó, sự khó chịu tâm lý cũng dẫn đến nhiều trường hợp trầm cảm.
Vị trí của TP Norilsk trên bản đồ
Vòng tuần hoàn ngày và đêm ở vùng cực ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần con người
Bức hình trên ghi lại khoảnh khắc người địa phương mừng lễ Epiphany vào tháng 1 bằng cách đi bơi ở hồ Norilsk
Tuy nhiên, đây cũng là thành phố sung túc một cách đáng ngạc nhiên – lí do cho sự tồn tại có phần kì lạ của nó. Nơi đây có nhiều mỏ nickel, đồng và palladium nhất trên trái đất và các khu mỏ này phát triển rất mạnh.
Norilsk chỉ thật sự phát triển hồi đầu thế kỉ 20, khi các nhà địa chất học Urvantsev phát hiện lượng nickel, đồng và palladium dồi dào dưới chân núi Putorana.
Sau khi Liên Xô tan rã nam 1991, Norilsk trở thành trụ sở chính của công ty Norilsk Nickel, công ty dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất nickel và palladium, chiếm lần lượt 17% và 41% sản lượng thế giới. Ngày nay, Norilsk Nickel đóng góp 2% GDP của Nga.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp khai mỏ đưa Norilsk vào tốp 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Mỗi năm, hơn 2 triệu tấn khí thải (thường là dioxide sulfur, có cả nitrogen oxides, carbon và phenols) bị thải ra môi trường.
Tình trạng ô nhiễm nặng này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Tuổi thọ của cư dân tại đây ít hơn các khu vực khác của Nga 10 năm. Nguy cơ bị ung thư cao gấp hai lần và các bệnh về hô hấp phổ biến rộng rãi. Một số nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí tệ hại chịu trách nhiệm cho 37% số trường hợp trẻ em tử vong và 21,6% trường hợp người lớn tử vong.
Điều kiện làm việc của những người thợ mỏ rất khó khăn. Nhằm đền bù cho các rủi ro,
họ thường được nghỉ lễ 90 ngày và nghỉ hưu sớm năm 45 tuổi
Các nhà máy và khu mỏ hoạt động 24/7. Chu kì làm việc thường là 3 ngày làm, 1 ngày nghỉ
Khi bão tuyết xảy ra, các phương tiện giao thông công cộng sẽ di chuyển nối đuôi nhau.
Một hàng khoảng 15-20 chiếc xe buýt vận chuyển công nhân từ thành phố tới nơi làm việc.
Nếu một chiếc bị hư, hành khách sẽ chuyển sang chiếc khác. Đoàn xe này chỉ lưu thông 3 lần 1 ngày
Sự sụp đổ của Liên Xô làm gián đoạn việc xây dựng của rất nhiều tòa nhà.
Suốt 20 qua, các công trình vẫn bị bỏ dở
Norilsk chỉ thật sự phát triển hồi đầu thế kỉ 20, khi các nhà địa chất học Urvantsev phát hiện lượng nickel,
đồng và palladium dồi dào dưới chân núi Putorana
Sau khi Liên Xô tan rã, Norilsk trở thành trụ sở chính của công ty Norilsk Nickel
Ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy và khu mỏ khiến Norilsk nằm trong tốp 10 thành phố
ô nhiễm nhất thế giới
Mỗi năm, hơn 2 triệu tấn khí thải bị thải ra môi trường
Vào mùa đông, trẻ em chỉ được phép ra ngoài với những điều kiện nhất định.
Thông thường, các em phải ở trong nhà nhiều tháng liền
Về mặt tinh thần, rất khó có thể sinh sống với điều kiện khắc nghiệt như trên.
Việc phá vỡ nhịp sống hàng ngày xoay quanh “nhà – nơi làm việc – nhà” thậm chí còn khó khăn hơn.
Vì các hoạt động ngoài trời gần như không thể tiến hành được trong điều kiện mùa đông,
phần lớn cuộc sống thường ngày của người dân chỉ gói gọn trong những không gian chật hẹp
Trẻ em thường tận hưởng các hoạt động như đạp xe, chạy bộ ...
trong các khu nhà được thiết kế riêng vào mùa đông
Vì lí do thời tiết khắc nghiệt, cư dân tại đây thường dành phần lớn thời gian trong những không gian kín
như nơi làm việc, căn hộ cá nhân, hay các trung tâm mua sắm, thể thao của khu vực
Bình luận (0)