Cuộc tập trận nói trên nhằm mục đích đáp trả tình huống tấn công giả định vào văn phòng của nhà lãnh đạo Đài Loan do Bắc Kinh thực hiện trước đó.
Cụ thể, ngày 22-7, truyền hình Trung Quốc phát hình ảnh bộ binh nước này đột kích vào một tòa tháp màu đỏ giống như văn phòng của nhà lãnh đạo Đài Loan.
Đài Loan thực hiện cuộc tập trận kéo dài từ ngày 7 đến 11-9 tên gọi Han Kuang, bao gồm 63 bài tập kết hợp trên không, trên đất liền và trên biển. Số lượng máy bay tham gia tập trận năm nay nhiều hơn năm ngoái 69 chiếc.
Từ một sườn đồi ở phía Bắc Đài Loan, cách eo biển đối diện Trung Quốc khoảng 1 km, binh sĩ Đài Loan nã đạn pháo để lại những đám khói dày đặc trên mặt đất. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cũng đội mũ cối và mặc áo giáp thị sát tập trận
“Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là mô phỏng việc bảo vệ chống lại một cuộc tấn công tiềm tàng từ phía Trung Quốc”. Phó phát ngôn viên Cơ quan Quốc phòng Đài Loan Chen Chung-chi nói với hãng tin AP.
Cuộc tập trận cũng là dịp để Đài Bắc thử nghiệm một số loại thiết bị quân sự do mình tự sản xuất, trong đó có máy bay không người lái và tàu hộ tống tàng hình trang bị tên lửa.
Pháo phòng không nhả đạn. Ảnh: AP
Đài Loan chuyển sang thiết kế phần cứng quân sự từ năm 2010. Đề xuất ngân sách quốc phòng của Đài Loan năm 2016 bao gồm dự án phát triển tàu ngầm diesel - điện trị giá 92,5 triệu USD trong vòng 4 năm.
Cũng trong ngày 10-9, Bắc Kinh thông báo tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 3 ngày tại khu vực eo biển Đài Loan, bắt đầu từ 11-9 và kết thúc ngày 13-9. Trong một tuyên bố ngắn gọn, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc cho biết địa điểm tập trận nằm ngoài khơi bờ biển thành phố cảng Tuyền Châu, ngoài ra không tiết lộ thông tin chi tiết.
Tuyền Châu nằm giữa 2 nhóm đảo Kinmen và Wu-chiu (do Đài Loan kiểm soát từ năm 1949). Cuộc tập trận Han Kuang của Đài Loan trong tuần này có một bài tập mang tên Kinmen, trong đó mô phỏng tàu ngầm Trung Quốc tấn công Kinmen nhưng bị lực lượng đổ bộ Đài Bắc đẩy lui.
Bình luận (0)