Công ty du lịch "trở tay không kịp"
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời đại diện Công ty du lịch ETHoliday (công ty Đài Loan chịu trách nhiệm đón nhóm du khách trên) cho biết các thành viên của đoàn đến Đài Loan vào ngày 23 và 24-12. Tuy nhiên, họ đã bị những người khác đón mất và hướng dẫn viên du lịch không thể làm gì được.
Tương tự, theo trang Taiwan News (Tin tức Đài Loan), công ty ETholiday cho hay các du khách kể trên chia thành 4 nhóm nhập cảnh và đến TP Cao Hùng lần lượt vào ngày 21 và 23-12. Ngay khi cả 4 nhóm đến sân bay quốc tế Cao Hùng, họ đã được những người không liên quan đến công ty đưa đi mất.
Trong số 153 du khách người Việt, có 152 người rời nhóm sau khi đến Đài Loan. Hướng dẫn viên ETHoliday "không hề biết các du khách có kế hoạch tách đoàn" và đã lập tức báo với Cục Du lịch sau khi không ngăn cản được, theo Taiwan News.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh và cảnh sát Đài Loan đã thành lập lực lượng điều tra vụ việc. Họ đang lấy thông tin để truy tìm tung tích chiếc xe nói trên. Đằng sau vụ việc này hẳn có thể có sự thao túng của đường dây buôn người, theo Thời báo Hoàn cầu.
Cục Du lịch Đài Loan nhấn mạnh việc 152 du khách Việt đi du lịch ở Đài Loan "mất tích" là "nghiêm trọng". Ảnh: CHINATIMES
Có kế hoạch từ trước?
Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ Cứu hộ và Du lịch Quốc tế Đài Loan, ông Hứa Cao Khánh, nhận định số người trốn bất hợp pháp tại Đài Loan gia tăng sau khi hòn đảo triển khai chính sách Tân Hướng Nam (NSP) với mục tiêu thúc đẩy quan hệ gần gũi và thu hút nhiều du khách từ năm 2015.
Được ban hành từ năm 2015, NSP bao gồm một chương trình cấp thị thực điện tử thu gọn, cho phép các đoàn du lịch từ 5 người trở lên và đến từ 6 nước gồm Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Ấn Độ xin thị thực điện tử thông qua các "công ty du lịch chất lượng" được cơ quan du lịch Đài Loan cấp phép để nhập cảnh vào Đài Loan mà không cần giấy tờ chứng minh tài chính.
Vụ "mất tích" của 152 du khách Việt Nam là vụ biến mất tập thể lớn nhất kể từ khi chương trình trên có hiệu lực. Một đại diện của Cục Di trú Đài Loan (NIA) nhận định với số lượng người mất tích lớn như vậy, chắc chắn đã có kế hoạch từ trước ở Việt Nam. Dựa trên kinh nghiệm quá khứ, đại diện NIA này cho rằng du khách nam nhiều khả năng làm việc chui trong các nhà máy Đài Loan, còn du khách nữ có thể sa chân vào con đường mại dâm.
Chỉ dừng cấp thị thực liên quan đến công ty du lịch
Bà Trịnh Anh Huệ, giám đốc ban đối ngoại Cục Du lịch Đài Loan, thông báo số thị thực điện tử cấp cho các du khách thuộc công ty Việt Nam có tên International Holidays Trading Travel (Công ty TNHH thương mại du lịch Kỳ Nghỉ Quốc tế) đã bị hủy, đồng thời dừng cấp thị thực cho du khách Việt tham gia tour của công ty này.
Còn theo báo Taipei Times (Thời báo Đài Bắc), Cục Du lịch cũng đề xuất cơ quan ngoại giao Đài Loan dừng cấp thị thực cho du khách Việt Nam đi theo diện khách nhóm của ETHoliday (Công ty du lịch Đông Sâm).
Trong trường hợp tìm thấy số du khách "mất tích", đối tác của International Holidays Trading Travel ở Đài Loan là ETHoliday phải chịu trách nhiệm trả chi phí hồi hương họ về Việt Nam, cụ thể phí cho mỗi du khách Việt Nam khoảng 8.000 – 9.000 đài tệ (từ 27-30,3 triệu đồng).
Bình luận (0)