xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạn DU: Trẻ sơ sinh Iraq sẽ không có mắt...

Thảo Hương

"Liên quân Mỹ - Anh đang dùng vỏ đạn pháo chứa chất Uranium giảm xạ (DU, gọi tắt theo tiếng Anh) trong cuộc chiến ở Iraq. Hành động cố ý này coi thường một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, theo đó vỏ đạn DU được xếp vào loại vũ khí hủy diệt hàng loạt cấm dùng" (Báo Anh Sunday Herald)

Báo Sunday Herald (Anh) đã bắt đầu bài điều tra của phóng viên Neil Mackay, như trên. Dẫn lời giáo sư Dong Rokke, cựu giám đốc dự án DU của Lầu Năm Góc, tờ báo cho rằng sử dụng đạn DU là phạm “tội ác chiến tranh”. Giáo sư Rokke, nguyên giáo sư môn khoa học môi trường ở Trường Đại học Jacksonville (Mỹ), từng tham gia chiến dịch dọn dẹp chiến trường sa mạc Iraq thời kỳ hậu chiến tranh vùng Vịnh lần I theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ với cương vị đại tá quân đội Mỹ, biết rất rõ tác hại khủng khiếp của đạn DU. Nó không chỉ làm nhiễm xạ đất đai mà còn làm cho binh lính sử dụng đạn DU, cho lính Iraq và thường dân Iraq mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo, như sẩy thai, ung thư, sinh con không có mắt.

Quân Anh trúng đạn DU Mỹ

Giáo sư Rokke nhận xét: “Đây là một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức con người. Cuộc chiến này, theo chúng ta (người Mỹ) là để trừng phạt Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt mà không chịu giải giáp. Vậy mà chính chúng ta lại sử dụng nó để chống lại người Iraq. Kiểu hành xử như vậy thật đáng tởm”. Theo báo Sunday Herald, chính người Anh đã phẫn nộ khi phát hiện ra tội ác chiến tranh kể trên hôm 28-3. Vào ngày này, một chiếc máy bay kiểu A-10 của Mỹ đã bắn đạn DU vào 2 chiếc xe bọc thép của Anh, giết chết 1 lính Anh và làm bị thương 3 lính Anh khác trong một vụ “bắn nhầm”. Hãng tin IRNA của Iran trước đó cũng đưa tin liên quân Mỹ - Anh đã dùng đạn DU để bắn phá xe tăng Iraq ở gần thành phố Basra ở miền Nam Iraq.

Ung thư trong dân Iraq tăng 7 - 10 lần

Đạn DU đã từng được nhắc đến sau cuộc chiến vùng Vịnh 1 và cuộc chiến ở Kosovo, miền Nam Liên bang Nam Tư như một tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, nó đóng vai trò quan trọng trong hội chứng vùng Vịnh, với đặc trưng làm bệnh nhân mất trí nhớ, đau cơ và khớp mãn tính, làm mệt thường xuyên. Tại Iraq, nó gây ra hàng loạt vụ sẩy thai và sự gia tăng bất thường bệnh ung thư. Một tiểu ban của Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo: “Tỉ lệ ung thư trong cư dân vùng chiến sự Iraq năm 1991 đã tăng vọt từ 7 đến 10 lần và số sẩy thai hoặc sinh trẻ em khuyết tật bẩm sinh tăng từ 4 đến 6 lần”. Lầu Năm Góc thú nhận đã để lại trên chiến trường vùng Vịnh 1991 320 tấn đạn DU. Tuy nhiên, theo ước lượng của các chuyên gia quân sự Nga, 1.000 tấn đạn DU có lẽ là con số chính xác hơn.

Năm 1991, quân đội đồng minh đã bắn 944.000 đạn pháo DU và khoảng 2.700 tấn bom DU tại vùng Vịnh. Nếu con số này là chính xác, thì theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Anh, vào cuối thế kỷ 21 này, sẽ có ít nhất 500.000 dân Iraq chết vì ung thư do ảnh hưởng phóng xạ Uranium dù đã được giảm xạ. Những cuộc nghiên cứu về tác hại của đạn DU ở Iraq cho biết số trẻ em mới sinh không có mắt rất cao. Thông thường, trong 50 triệu ca sinh nở mới có 1 ca sinh ra không có mắt. Vậy mà ở một bệnh viện ở Baghdad, chỉ trong 2 năm có đến 8 ca như vậy! Cha của những đứa bé bất hạnh này, nguyên là lính xe tăng Iraq chiến đấu ở vùng Vịnh năm 1991, đã bị nhiễm DU khi xe tăng của họ bị bắn trúng. Cũng có một số trường hợp bé sơ sinh không có hộp sọ. Tất cả do hậu quả bom đạn DU. Một nghiên cứu khoa học khác cho biết thêm có khoảng 67% lính Iraq sinh con không có mắt, bị nhiễm trùng huyết, bị rối loạn hô hấp và dị tật ở các ngón tay.

1/6 cựu binh Anh mắc hội chứng vùng Vịnh

Riêng đối với cựu chiến binh Mỹ - Anh từng tham gia cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991, một cuộc nghiên cứu ở Anh cho biết trong số 53.200 lính Anh có 213 người chết vì ung thư, 100 người tự tử, 329 người khác chết vì những tai nạn bất thường, 5.000 người mất khả năng lao động. Cứ 6 người lính Anh thì có 1 người bị hội chứng vùng Vịnh hành hạ như đau đầu, mất sức tập trung, mệt mỏi thường xuyên và đau tứ chi v.v...

Điều quan trọng là cho tới nay lập trường chính thức của NATO và các cơ quan quân sự Mỹ - Anh là không công nhận mối quan hệ nhân quả giữa các loại đạn DU và các bệnh vừa kể vì “thiếu chứng cứ khoa học”.

Cuộc chiến ác liệt đang diễn ra ở Iraq với sự kiện liên quân Mỹ - Anh tiếp tục dùng đạn DU báo hiệu một thảm họa mới ở Iraq: Nhiễm xạ DU.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo