xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy thêm ế ẩm tại Hàn Quốc

Trúc Lâm (theo TST)

Kinh tế Hàn Quốc trì trệ kéo dài buộc nhiều phụ huynh ngưng cho con em học thêm, khiến nhiều sinh viên lo ngại mất cơ hội vào các trường đại học uy tín

Cậu học sinh phổ thông Kim Jin Geun, 18 tuổi, hiện có nhiều thời gian rỗi rảnh hơn trước đây và cậu bắt đầu lo ngại rằng mình thiếu chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học vào tháng 11 tới. Cậu không còn học lớp tiếng Anh tại trung tâm tư nhân từ lúc cha cậu, nguồn lao động kiếm thu nhập chính cho gia đình, phải nằm nhà hồi tháng 1. Vì thế, gia đình của Jin Geun không có khả năng chi mỗi tháng 400.000 won (khoảng 5,4 triệu đồng VN) cho Jin Geun học thêm. Với tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài tại Hàn Quốc, trường hợp như Jin Geun ngày càng đông và “công nghiệp dạy tư”, chiếm 6,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hàn Quốc hồi năm ngoái, gặp khó khăn đáng kể.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2004, ngành công nghiệp dạy thêm bị ảnh hưởng lần đầu tiên từ 5 năm qua, sút giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Người phát ngôn của Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc (KEDI) nói: “Điều này cho thấy rằng cuối cùng phụ huynh đã tự cắt giảm chi phí học hành cho con em mình do eo hẹp tài chính”. Doanh số học phí tư tăng đáng kể trong nhiều năm qua và lên tới 13 tỉ won vào năm 2003. Phụ huynh có nhu cầu muốn cho con em mình vào học các trường đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Seoul hay Đại học Yonsei nhằm giúp các em dễ kiếm việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, tranh nhau chen chân vào các trường này tương đối gay gắt với tỉ lệ bình quân 1 thí sinh chọi 10. Thầy Kang Won Teak của Trường Đại học Soongsil, cha của 2 nữ sinh cũng đang học thêm tiếng Anh, nhận xét: “Kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh hết sức cần thiết trong thị trường lao động hiện nay. Chi phí này là gánh nặng nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Tại trường học giáo viên không thể dành nhiều thời gian hơn hoặc chú ý hơn đối với con cái chúng tôi nên chúng phải cần học thêm tiếng Anh”. Bình quân sĩ số lớp học ở trung học phổ thông khá đông, khoảng 50 em, nên phụ huynh cho rằng việc học kém hiệu quả. Một cuộc thăm dò của KEDI trên 4.600 học sinh hồi năm ngoái cho thấy 3/4 số học sinh có thầy dạy kèm hoặc đến học các trung tâm ngoại ngữ khoảng 7 giờ/tuần. Chi phí này chiếm hết 12,7% tổng chi tiêu của hộ gia đình. Chi phí học hành cao cũng phản ánh một trong những yếu tố then chốt về sinh suất thấp tại nước này.

Trước tình hình trên, chính quyền Hàn Quốc vào tháng 4 đã cho mở hệ thống phát thanh giáo dục (EBS) miễn phí nhằm giúp học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học. Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, từ khi chương trình này được phát động, doanh số giáo dục tư sút giảm 20%. Tuy nhiên thầy Kang cho biết nếu chương trình này không giúp học sinh đạt thứ hạng cao, các em cũng sẽ đổ xô quay về với trung tâm tư nhân. Jin Geun cũng hy vọng được trở lại trung tâm tư nhân, cậu nhận xét: “EBS cũng tốt nhưng em thích có thầy giảng giải và trả lời thắc mắc tại chỗ hơn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo