Ý tưởng trên chỉ thành hiện thực nếu tất cả đồng minh nhất trí đây là bước đi cải thiện năng lực răn đe và an ninh nói chung của NATO. Dù vậy, kịch bản vừa nêu khó có thể thành hiện thực.
Trước hết, nhiều đồng minh sẽ xem sự xuất hiện của căn cứ quân sự Mỹ tại Ba Lan - hoặc bất kỳ nơi nào tại Trung Âu hoặc Đông Âu - là hành động khiêu khích không cần thiết. Nga có thể tận dụng chuyện này để cáo buộc NATO gây hấn. Bước đi trên cũng có khả năng gây thêm xích mích giữa Mỹ và các đồng minh đang chỉ trích Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đánh thuế lên sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.
Binh sĩ Mỹ dự một buổi lễ ở gần thị trấn Orzysz tại Ba Lan gần đây. Ảnh: REUTERS
Hơn nữa, một căn cứ ở Đông Âu là không cần thiết. Chương trình tập trận và triển khai hiện nay, cùng với những biện pháp quan trọng khác, là một phần nỗ lực mạnh mẽ nhằm duy trì năng lực răn đe của NATO tương xứng trước bất kỳ nguy cơ tấn công nào từ Nga.
Chưa hết, việc để một nhóm tác chiến lữ đoàn bọc thép Mỹ đồn trú lâu dài ở Đông Âu là bất khả thi vì phải đòi hỏi một sự mở rộng khó có thể xảy ra của quân đội Mỹ. Cuối cùng, quân đội Mỹ và Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu cũng được hưởng lợi không ít từ việc sử dụng các nhóm chiến đấu luân phiên, nhất là khả năng sẵn sàng chiến đấu được nâng cao.
Một sự hiện diện quân sự có nguy cơ gây chia rẽ không phải là cách làm đúng nếu Đông Âu muốn cải thiện hiệu quả răn đe của NATO. Điều nên làm là bảo vệ sự gắn kết của liên minh quân sự này trong lúc bảo đảm các lực lượng được huấn luyện sẵn sàng ra tay khi cần.
Bình luận (0)