Điều này có nghĩa rằng họ vẫn nắm quyền phủ quyết đối với đề xuất của các nhà lập pháp.
Đáng nói là một số cử tri đáng kể (khoảng 15%) đã chọn Edward Leung (Lương Thiên Kỳ), người phát ngôn 24 tuổi cho nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương”. Nhóm này bị cáo buộc dàn xếp các cuộc bạo loạn ở khu Mongkok (Vượng Giác) hồi tết Nguyên đán (hôm 9-2), dẫn đến đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.
Luật sư Alvin Yeung vẫy tay khi vận động tranh cử. Ảnh: REUTERS
Anh Leung, tốt nghiệp khoa triết học từ trường ĐH Hồng Kông, nói rằng cuộc chiến về các giá trị bản sắc và dân chủ của Hồng Kông cần tiến hành trên đường phố và có thể sử dụng bạo lực nếu cần thiết. Leung lập luận rằng các phương thức hoạt động hòa bình của các chính trị gia ủng hộ dân chủ truyền thống đã thất bại.
Nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương” kêu gọi Hồng Kông tách khỏi Trung Quốc và điều này đã làm chính quyền Bắc Kinh nổi giận, gọi nhóm này là "ly khai". Nói về kết quả bầu cử công bố sáng 29-2, Leung nói: “Điều đó cho thấy người dân Hồng Kông đồng ý với suy nghĩ của nhóm “Tiền tuyến dân chủ địa phương” ở một mức độ nào đó”.
Tân Giới Đông là một thành trì ủng hộ dân chủ và Ủy viên Lập pháp thuộc Đảng Công dân Ronny Tong (Thang Gia Hoa) đã “trấn giữ” trong 11 năm cho đến khi ông từ chức năm ngoái, dẫn đến cuộc bầu cử bổ sung ngày 28-2.
Là hậu bối của ông Tong, lẽ ra ông Yeung đã thắng lợi dễ dàng hơn. Thế nhưng, sự trỗi dậy của Leung sau bạo loạn ở Mongkok đã làm chia rẽ số phiếu của lực lượng dân chủ. Những cư dân đáng lẽ bình chọn cho ông Yeung lại quay sang ủng hộ ông Leung.
Nhận xét về Leung, ông Yeung gọi anh là "nhân tố của thế hệ chính trị gia Hồng Kông tương lai". Lời lẽ thì thân thiện song trước cuộc bỏ phiếu, người ủng hộ của 2 phe đã ẩu đả nhau trên đường phố.
Mộ kỹ sư điện về hưu nhận xét: “Hồng Kông đang trong một mớ hỗn độn. Tôi không quan tâm đến tư tưởng chính trị, trừ vấn đề sinh kế. Sự hỗn loạn do những ứng viên trẻ gây ra trong năm mới đang ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng tôi và chuyện kinh doanh”.
Bình luận (0)