xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đôi bên cùng có lợi

Mỹ Nhung

Hãng tin AP bình luận quyết định theo đuổi việc bình thường hóa quan hệ với Cuba của Tổng thống Mỹ Barack Obama có được một phần nhờ nhận ra một sự thật không mấy dễ chịu: Chính sách cô lập Cuba đã làm Mỹ bất hòa với phần còn lại của thế giới.

Lệnh cấm vận kinh tế Cuba chính là cái gai trong quan hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ Latin. Trong khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu yêu cầu Mỹ ngừng cấm vận Cuba 23 năm liên tiếp thì sự o ép của Washington vẫn không ngăn được lãnh đạo Trung Quốc, Nga và Brazil đặt chân đến Havana, đem theo hàng triệu cam kết đầu tư.

Chủ tịch Cuba Raul Castro chỉ ra: “Chúng ta nên học cách chung sống với nhau một cách văn minh bất chấp khác biệt”. Có lẽ vì vậy mà 2 “cựu thù”  rất hợp tác trong việc công bố quyết định đột phá. Thời điểm ông Obama thông báo với công chúng Mỹ hôm 17-12 trùng khớp với phát biểu trước toàn dân Cuba của ông Castro.

Đằng sau sự làm hòa lịch sử này, giới phân tích cho rằng kinh tế đóng vai trò quyết định. Cái tên Venezuela được nhiều trang báo nhắc đến như là tác nhân đáng kể. Giao dịch với Venezuela đóng góp tới 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Cuba. Thông thường, Venezuela gửi cho Cuba 80.000 -100.000 thùng dầu/ngày. Đổi lại, Cuba cung cấp bác sĩ và thiết bị y tế cho Venezuela.

 

Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) ôm ông Ramon Labanino khi điệp viên này cùng 2 người khác từ Mỹ trở về  Havana hôm 17-12 Ảnh: REUTERS
Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) ôm ông Ramon Labanino khi điệp viên này cùng 2 người khác từ Mỹ trở về Havana hôm 17-12 Ảnh: REUTERS

 

Nhưng giờ đây, Venezuela đang khó khăn hơn bao giờ hết, nhất là khi giá dầu trượt dốc không phanh bởi dầu mỏ chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu của nước này, theo Business Insider. Lạm phát “phi” lên mức 60% có thể đẩy Venezuela đến chỗ phải tăng giá dầu lẫn cắt luôn viện trợ dầu mỏ cho Cuba và một số khu vực. “62 dự án chung về phát triển kinh tế - xã hội” trong năm 2015 mà 2 nước ký kết cũng có thể tiêu tan. Tương lai u ám này khiến Cuba phải thoát khỏi tình cảnh lệ thuộc vào Venezuela, theo hãng tin Bloomberg.

Quan hệ tan băng đồng nghĩa Cuba sẽ thu lợi nhiều hơn từ làm ăn song phương. Theo Bloomberg, Mỹ lên kế hoạch nới lỏng xuất khẩu của Cuba vào nước này, trong đó du khách Mỹ có thể mang về số hàng hóa trị giá tối đa 400 USD, với 100 USD dành cho rượu, xì gà, thuốc lá. Ngoài ra, Mỹ còn cho phép doanh nghiệp và cá nhân của họ mở tài khoản tại các dịch vụ tài chính ở Cuba, thúc đẩy du lịch 2 nước.

Dầu mỏ có thể là “nhân tố bí ẩn” kéo Mỹ và Cuba lại gần nhau. Từ những năm 2008-2009, Cuba đã được đánh giá sẽ là “cường quốc dầu mỏ” trong tương lai. Cuba đã phát hiện trữ lượng dầu mỏ rất lớn trong vùng đặc quyền kinh tế tại vịnh Mexico, tuy con số chính xác chưa rõ - tờ Houston Chronicle dẫn lời các nhà địa chất học tin là có tới hàng tỉ thùng dầu thô, trong khi trang Politico trích số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ hồi tháng 1-2013 ước tính là 124 triệu thùng.

Dĩ nhiên sẽ chưa có ngay một cơn sốt khai thác dầu tràn đến Cuba, nhất là khi các công ty Brazil, Malaysia và Tây Ban Nha liên tiếp thất bại tại đây những năm vừa qua. Nhưng về lâu về dài, cơ hội vẫn mở ra cho các công ty Mỹ. “Dầu không phụ thuộc vào biên giới do con người tạo nên. Chúng tôi biết có dầu và khí đốt trải rộng trong vịnh Mexico, do đó các công ty sẽ có hứng thú” - một chuyên gia năng lượng Mỹ đánh giá.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo