Con đường tìm kiếm việc làm đối với giới trẻ khuyết tật ở Nga hiện đang trở nên rộng rãi hơn bởi các doanh nghiệp lớn tìm đến nước này để săn tài năng của họ.
Thử thách và rào cản
Năm 1995, đạo luật đầu tiên ở Nga bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật đã được thông qua. Tuy nhiên, giống như ở nhiều nơi khác trên thế giới, ngoài những rào cản trong xã hội (như lề đường cao, những nơi công cộng thiếu thang máy và đoạn đường dốc), người khuyết tật ở Nga còn đối mặt với rào cản lớn về kinh tế và tâm lý.
Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nước Nga có 14 triệu người khuyết tật. Như vậy, nếu muốn giải quyết việc làm cho những người thiếu may mắn này, xã hội còn có nhiều điều cần làm.
Natalya Gorokhova, cô gái đến từ Cộng hòa Udmurtia, tâm sự: “Nhìn chung, người khuyết tật vẫn gặp khó khăn trong xã hội. Chẳng hạn, ngồi trên xe lăn, tôi không thể leo lên lề đường. Thêm vào đó, nhiều tòa nhà không hề có đoạn đường dốc hoặc không có thang máy. Tuy vậy, đã có những khởi đầu cho các khuynh hướng tích cực”.
Một cuộc thi thiết kế trang phục dành cho người khuyết tật ở Nga năm 2009. Ảnh: RIA NOVOSTI
Từ thuở nhỏ, Natalya đã không thể sử dụng đôi chân của mình. Lớn lên với cơ thể mang khuyết tật, cô gái đã quen sống với những thử thách trong cuộc đời. Sự phân biệt đối xử và những khó khăn trong cuộc sống thường ngày vẫn không ngăn được Natalya rời khỏi nhà để đến thủ đô
Cô nhớ lại: “Cách đây 5 năm, từ Udmurtia đến, tôi vào học Trường Đại học Xã hội Nhân văn Moscow. Cha mẹ tôi không muốn để tôi đi”. Thủ phủ
Xã hội quan tâm
Trang web Nước Nga ngày nay đưa tin các tổ chức phi chính phủ Nga, cùng với Công ty Tư vấn Thụy Sĩ KPMG, gần đây đã tổ chức một cuộc sát hạch dành cho người khuyết tật để họ có cơ hội thể hiện các kỹ năng và kiến thức của mình.
Tổ chức phi chính phủ Perspektiva ở |
Trước cuộc thi tìm việc kể trên, Natalya đã đến tham dự một sự kiện độc đáo được tổ chức chuyên biệt để giúp người khuyết tật đối mặt với những thử thách của thị trường việc làm.
Như Natalya, những người khuyết tật khác đến với cuộc thi để thể hiện kiến thức và sự thành thạo của họ. Ngoài ra, họ còn hy vọng có được một kinh nghiệm việc làm nào đó. Quan trọng là họ được giới thiệu bản thân với các nhà tuyển dụng. Phần thưởng to lớn nhất là các doanh nghiệp lớn nghe được tiếng nói của họ.
Bà Olga Molina, Giám đốc Công ty Ernst &Young, quả quyết: “Thực sự là các công ty lớn quan tâm đến vấn đề này. Họ đang chú ý ngày càng nhiều hơn đến người khuyết tật. Hiện họ đang áp dụng nhiều biện pháp khác nhau dành cho đối tượng này, không chỉ hỗ trợ về tài chính mà còn cả các chương trình việc làm rộng lớn”.
Bình luận (0)