Theo Daily Mail hôm 3-12, các nhà khoa học đến từ Trường ĐH Harvard (Mỹ) sẽ phun các hạt phấn nhỏ vào bầu khí quyển để tạo hiệu ứng giống như hiệu ứng của một vụ phun trào núi lửa khổng lồ làm phát thải sulfur dioxide (SO2).
Nhóm nghiên cứu sẽ phun các hạt phấn nhỏ vào bầu khí quyển cách trái đất 20 km, qua đó khiến cho tia nắng mặt trời bị phản xạ ngược trở lại không gian.
Họ hy vọng kết quả sẽ tương tự như một ngọn núi lửa đang phun trào giải phóng SO2. Năm 1991, núi Pinatubo phun trào ở Philippines giải phóng 20 triệu tấn SO2, làm nhiệt độ trái đất giảm 0,5 độ C trong vòng 18 tháng.
Nghiên cứu trị giá 2,3 triệu bảng Anh (gần 3 triệu USD) do tỉ phú Bill Gates – người sáng lập tập đoàn Microsoft - tài trợ. Ảnh: AP
Mục đích của biện pháp nói trên là để giảm tác động xấu nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và cứu các rạn san hô cũng như thềm băng ở các vùng cực.
Các nhà khoa học của Trường ĐH Harvard hy vọng sẽ phóng một khinh khí cầu có thể lái được ở phía Tây Nam nước Mỹ trước tháng 7-2019. Nó sẽ giải phóng chất calcium carbonate (CaCO3) giống như bụi phấn. Sau đó, họ sẽ đo mức độ ảnh hưởng đối với ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng việc phun các hạt theo cách như vậy có thể làm hỏng tầng ozone và phá vỡ các hình thái mưa, gây ra hạn hán ở một số khu vực, theo báo The Times. Ngoài ra, biện pháp này cũng chuyển hướng sự chú ý của mọi người khỏi việc cắt giảm khí thải nhà kính – một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.
Họ hy vọng kết quả sẽ tương tự như một ngọn núi lửa đang phun trào giải phóng SO2. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)