"Nhận định này dựa trên đánh giá của chúng tôi rằng bản chất lạm phát ở châu Á là lạm phát chi phí đẩy. Vì vậy, các ngân hàng trung ương không cần phải đưa lãi suất sâu vào lãnh thổ hạn chế" – Morgan Stanley khẳng định trong báo cáo được soạn bởi các chuyên gia kinh tế Chetan Ahya, Derrick Y Kam, Qiusha Peng và Jonathan Cheung.
Theo trang Business Insider ngày 16-2, Morgan Stanley cho biết lạm phát đã chạm đỉnh ở châu Á vào cuối năm 2022.
Trong những tháng gần đây, Morgan Stanley khẳng định đã chứng kiến những bất ngờ về dữ liệu lạm phát và lạm phát toàn phần đã đạt đỉnh ở 9 trong số 12 nền kinh tế của châu Á.
Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất chuẩn bị kết thúc ở châu Á. Ảnh: Channel News Asia
"Tuy nhiên, việc định giá lại lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) gần đây một lần nữa đặt ra câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương châu Á có cần nâng lãi suất cao hơn hoặc lâu hơn nữa hay không, nhất là khi FED dự kiến tăng lãi suất vào tháng 5" - Morgan Stanley cảnh báo.
FED đã thông qua mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm vào đầu tháng này. Lãi suất chính sách của FED hiện nằm trong phạm vi mục tiêu là 4,50-4,75%, mức cao nhất trong 15 năm qua.
Tăng lãi suất là một công cụ chính sách tiền tệ thường giúp kìm hãm nhu cầu trong nền kinh tế, từ đó giúp tỷ lệ lạm phát giảm xuống.
Giá tiêu dùng của Mỹ tăng nhanh khi người Mỹ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng bởi chi phí thuê nhà cao hơn, điều này cho thấy FED sẽ phải duy trì cuộc chiến chống lại lạm phát.
FED đã tăng lãi suất 8 lần kể từ tháng 3-2022 khi lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 41 năm qua vào mùa hè năm ngoái.
Bình luận (0)