xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đức sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc?

Cao Lực

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Đức không được xây dựng để "chống lại Trung Quốc", song nó có thể được sử dụng để hành xử cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đặc biệt là tại biển Đông

Một ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến thăm châu Âu vào tuần trước, Đức thông báo kế hoạch triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, động thái báo hiệu sự thay đổi hướng tiếp cận của họ với Trung Quốc. Quan hệ Berlin - Bắc Kinh từ lâu vốn tập trung vào kinh tế và thương mại nhưng thời gian tới, nhiều khả năng sẽ bao gồm cả địa chính trị.

Mỹ là quốc gia đầu tiên triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm 2017, thúc đẩy khái niệm "vì một khu vực tự do và cởi mở" để kiểm soát ảnh hưởng quân sự và kinh tế gia tăng của Trung Quốc. Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên tiến hành nước đi tương tự vào tháng 5-2019, với mục tiêu trở thành một cường quốc hòa giải trong khu vực.

Hiện tại, Đức - đối tác kinh tế lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, đã trở thành quốc gia thứ hai tại lục địa này phát tín hiệu về mối quan tâm đặc biệt của họ đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khi công bố chiến lược mang tên "Đức - châu Âu - châu Á: Định hình thế kỷ XXI cùng nhau".

Đức sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trước cuộc gặp tại Berlin vào đầu tháng 9 này Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, chiến lược của Berlin không giống với hướng tiếp cận của Washington cả về trọng tâm lẫn phạm vi. Giới chuyên gia khẳng định với báo South China Morning Post (SCMP) rằng chiến lược của Đức không được xây dựng để "chống lại Trung Quốc" song nó có thể được sử dụng để hành xử cứng rắn hơn với quốc gia này.

Mô tả Trung Quốc là một cường quốc khu vực và một cường quốc thế giới đang trỗi dậy khiến các quy tắc về trật tự thế giới bị thách thức, chiến lược nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh và đa dạng hóa quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tránh tình trạng "phụ thuộc đơn phương".

Theo chuyên gia Cui Hongjian, Viện Nghiên cứu Quốc tế của Trung Quốc (CIIS), sau quãng thời gian quan sát và do dự, Đức triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để lên tiếng về các điểm nóng an ninh trong khu vực, đặc biệt là biển Đông. Động thái này được tiến hành sau quá trình "cân nhắc chính trị và an ninh", đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung và Ấn - Trung.

Chiến lược nêu rõ Đức ủng hộ bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông mang tính ràng buộc giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Giới phân tích khẳng định lập trường này có thể được tiếp thêm động lực trong thời gian tới, bởi Berlin đang tìm cách hợp tác với Paris để xây dựng chiến lược của châu Âu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Bịt khoảng trống ở Ấn Độ Dương

Trong một động thái được cho là sẽ gia tăng sức ép lên Trung Quốc, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam Á - Đông Nam Á Reed Werner và Bộ trưởng Quốc phòng Maldives Mariya Didi đã ký thỏa thuận khung về hợp tác quốc phòng và an ninh.

Giới chức Ấn Độ khẳng định với trang The Wire rằng New Delhi ủng hộ khung thỏa thuận nêu trên, bởi nó thể hiện rõ lập trường của Madives trong vấn đề Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Sự ủng hộ này cho thấy mức độ chuyển biến tình hình chiến lược khu vực kể từ năm 2013, khi Ấn Độ phản đối đề xuất của Mỹ trong việc ký Thỏa thuận về quy chế các lực lượng (SOFA) với Maldives.

Sau 7 năm, theo một quan chức cấp cao giấu tên của Ấn Độ, mọi chuyện đã thay đổi đáng kể với New Delhi, nhờ một chính phủ thân thiện hơn rất nhiều ở Maldives sau cuộc bầu cử tổng thống 2018 và mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Washington. "Điều quan trọng là không được để khoảng trống cho Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" - vị này nhấn mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo