xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Được dịp, được thời tạo thế

Ngải Sa

Khi tiếp nhận cương vị chủ tịch luân phiên Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 11 năm ngoái từ tổng thống Indonesia, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không giấu giếm hai chủ định chính.

Ông đề ra mục tiêu đầy tham vọng là điều chỉnh định hướng hoạt động của G20 và tận dụng cương vị chủ tịch luân phiên nhóm này để gây dựng và tăng cường vị thế quốc tế, vai trò và ảnh hưởng chính trị thế giới cho Ấn Độ. Trong chừng mực nhất định, có thể nói ông Modi đã phần nào đạt được hai mục đích ấy.

Nhóm G20 trong nhiệm kỳ của Ấn Độ vừa giống lại vừa khác trước. Trong chương trình nghị sự của ông Modi đương nhiên không thể thiếu những chủ đề đã thành cốt lõi như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cải tổ trật tự tài chính thế giới, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế, chống biến đổi khí hậu trái đất, ứng phó dịch bệnh hay thiên tai toàn cầu...

Về tất cả nội dung này, nhóm G20 trong nhiệm kỳ của Ấn Độ về cơ bản vẫn chưa đi xa hơn được nhiều. Quan điểm thì đồng thuận nhưng ý tưởng, giải pháp mới mẻ và độc đáo vẫn thiếu vắng.

Được dịp, được thời tạo thế - Ảnh 1.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi ngày 9-9 Ảnh: REUTERS

Cái khác trước rất cơ bản và cũng là thành tựu quan trọng của Ấn Độ là đã làm cho nhóm G20 quan tâm hơn đến các quốc gia thuộc khối "Phương Nam". Ấn Độ đã xác định lại bản chất và phạm vi của sự "Hợp tác Bắc - Nam" trong khuôn khổ diễn đàn G20. 

Biểu hiện rõ nét nhất là việc Liên minh châu Phi (AU) trở thành thành viên thứ 21 của nhóm. AU đại diện cho 55 quốc gia châu Phi. Tăng lượng rồi sẽ dẫn đến tăng chất cho G20, song song đó tỉ trọng của khối các nước "Phương Nam" trong nhóm G20 cũng gia tăng.

Thủ tướng Modi muốn đưa Ấn Độ vươn lên trở thành cường quốc thế giới và cương vị chủ tịch luân phiên nhóm G20 đem lại cơ hội và dịp thuận lợi để thúc đẩy kỳ vọng này. 

Cuộc đối đầu quyết liệt giữa Mỹ và các nước phương Tây với Nga và Trung Quốc lại giúp Ấn Độ có được thiên thời, bên cạnh việc gây dựng địa lợi bằng những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội ấn tượng trong những năm qua mà bằng chứng mới nhất là thành công trong công cuộc chinh phục không gian vũ trụ. 

Chỉ có "nhân hòa" vẫn chưa đủ khi sự bất đồng quan điểm trong nội bộ G20 về cuộc xung đột ở Ukraine vẫn rất sâu sắc và cơ bản. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi trong ngày 9 và 10-9. Không có sự tham dự của họ, sự kiện không đến nỗi thất bại nhưng không thể thành công mỹ mãn như ông Modi mong đợi. 

Ông Modi có thể tính toán được hết cho Ấn Độ nhưng không thể quyết định mọi việc trong G20. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và đồng minh lần này độc chiếm diễn đàn nhưng lại không thay đổi được cuộc chơi. Có thể thấy trong thời gian tới, tiến trình của nhóm G20 tuy không đến nỗi trì trệ hay thụt lùi song tiến triển sẽ rất chậm chạp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo