xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

EU bất đồng về ngân sách

LỤC SAN

Các nước giàu muốn hạn chế đóng góp vào ngân sách chung, còn các nước nghèo muốn dựa vào sự cứu trợ của khối

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 quốc gia thành viên, diễn ra ở Brussels (Bỉ), đã kết thúc tối 23-11 (giờ Brussels) mà không đạt được thỏa thuận về ngân sách 7 năm tới của EU. Cuộc hội đàm kéo dài nhiều giờ đã không thể thu hẹp khoảng cách  lớn giữa các nước giàu với những nước dựa vào sự tài trợ của EU. Dù vậy, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy vẫn tin rằng thỏa thuận sẽ đạt được vào đầu năm tới.
 
img
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy tại cuộc họp báo sau hội nghị ngày 23-11
Ảnh: REUTERS

Ngay từ sáng cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã xác nhận: “Tôi không tin chúng tôi sẽ đạt được một thỏa thuận”. Trong khi các nước lớn như Anh và Pháp có ý kiến trái ngược nhau, các thành viên nhỏ hơn dọa sẽ phủ quyết thỏa thuận để làm cho đất nước của họ có tiếng nói. Hãng tin AP nhận định: EU đang chia rẽ, nhất là các nước giàu hơn muốn hạn chế sự đóng góp của mình vào ngân sách chung của khối vào thời điểm bất ổn về kinh tế, còn các nước nghèo hơn muốn dựa vào khoản tài trợ của EU để phát triển và đầu tư về kinh tế.

Thủ tướng Anh David Cameron là nhà lãnh đạo lớn tiếng nhất đòi hỏi sự chi tiêu chừng mực. Ông Cameron nhấn mạnh rằng thật là vô lý khi tăng chi tiêu của khối trong giai đoạn 2014-2020 giữa lúc nhiều quốc gia thành viên đang phải cắt giảm ngân sách của họ. Còn Tổng thống Pháp François Hollande muốn ngân sách của khối tiếp tục trợ cấp cho nghề nông và các chương trình phát triển cho các nước nghèo.

Anh nhận được sự ủng hộ từ các nước đóng góp vào ngân sách của EU, như Hà Lan, Thụy Điển và Đức. Trong khi đó, 15 quốc gia dễ bị tổn thương về tài chính và kinh tế đã phản đối việc cắt giảm các quỹ tài trợ cho tăng trưởng kinh tế và phát triển. Nhóm này không chỉ bao gồm các nước thành viên nghèo hơn, nhiều nước trong số này thuộc Đông Âu, mà cả những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng về tài chính, như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Các nước này cho rằng họ cần được cứu trợ liên tục.

Đáng chú ý là sự kiện EU không thể quyết định về ngân sách của khối diễn ra vài ngày sau khi bộ trưởng 17 nước khu vực đồng tiền euro cũng không nhất trí được các điều kiện để cấp cho Hy Lạp khoản tiền cứu trợ mới. Điều này khiến dư luận đặt nghi vấn về quá trình đưa ra quyết định của liên minh này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo