Một mục tiêu khác là hỗ trợ các dự án chất lượng cao tại những nước có thu nhập trung bình và thấp. Theo báo Financial Times (Anh) ngày 2-5, đây sẽ là một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các Hội nghị Thượng đỉnh EU và G7 (nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) diễn ra lần lượt vào tháng 5 và tháng 6 tới.
Kể từ khi được triển khai vào năm 2013, BRI đã trở thành một công cụ chiến lược để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng thông qua việc xây dựng các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, như đường sắt, cầu cảng tại hàng chục quốc gia. Một số ý kiến cho rằng nỗ lực nói trên của EU và các đồng minh, đối tác có thể đã quá trễ. Bắc Kinh đã thực hiện BRI trong hơn 7 năm, đồng thời dành ưu tiên cho cơ sở hạ tầng quốc tế từ trước đó rất lâu, đặc biệt là tại châu Phi.
Công trình được một công ty Trung Quốc tài trợ ở thủ đô Colombo - Sri LankaẢnh: BLOOMBERG
Tuy nhiên, không ít chuyên gia nhấn mạnh làn sóng phản đối các dự án của Trung Quốc đang mang đến "một cơ hội thứ hai" khi một số quốc gia than phiền về điều khoản nợ lẫn tiêu chuẩn xây dựng và môi trường của BRI.
Theo họ, EU cùng các đồng minh, đối tác nên tập trung vào các lĩnh vực then chốt, đặc biệt là kỹ thuật số, để ngăn chặn ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại nhiều khu vực. Riêng chuyên gia Jonathan Hillman của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhấn mạnh châu Âu "đang có cơ hội" hợp tác chặt chẽ hơn với Mỹ thời chính quyền Tổng thống Joe Biden để đối phó Trung Quốc.
Vấn đề hợp tác nói trên sẽ là một nội dung nghị sự quan trọng khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Anh từ ngày 3-5 nhằm đặt nền móng cho cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 vào tháng 6. Theo trang Bloomberg, các đồng minh châu Âu của Mỹ đã hoan nghênh nỗ lực của ông Joe Biden về việc xây dựng một mối quan hệ đồng minh chặt chẽ so với thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Bình luận (0)