FAO cảnh báo rằng biện pháp trợ cấp nông nghiệp và bảo hộ thương mại sẽ không phải là giải pháp cho vấn đề mà cái chính là thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), giá lương thực cao còn phụ thuộc vào các chính sách điều hành của các chính phủ, kể cả trong lĩnh vực hạ tầng và cuộc chiến chống đói nghèo.
FAO đưa ra danh sách 22 nước, phần lớn là các nước châu Phi “đặc biệt dễ tổn thương” trước tình hình giá lương thực tăng do phải dựa vào xăng dầu và lương thực nhập khẩu cũng như luôn có số dân bị đói. Các nước Eritrea, Niger, quần đảo Comoro, Botswana, Haiti và Liberia là những nước có đủ các yếu tố này.
Bình luận (0)