Trước đó, vào năm 1915, đầu của xác ướp nói trên được một nhóm khảo cổ người Mỹ phát hiện tại khu di sản Ai Cập cổ đại Deir el-Bersha.
Những phần còn lại của xác ướp được đưa đến Bảo tàng Nghệ thuật TP Boston, bang Massachusetts - Mỹ vài năm sau đó và bí ẩn bắt đầu.
Có nhiều lý do thôi thúc giới khoa học xác định đầu xác ướp này thuộc về ai.
Mộ 10A, nơi các nhà khảo cổ người Mỹ phát hiện ra đầu xác ướp 4.000 tuổi. Ảnh: NY Times
Ngôi mộ phát hiện ra xác ướp, theo các nhà nghiên cứu, được cho là nơi yên nghỉ của một vị vua thời Trung Vương quốc Ai Cập tên Djehutynakht và vợ của ông.
Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng ngôi mộ từng bị lục soát và cướp trong suốt 4.000 năm và thi thể của xác ướp đã bị làm xáo trộn. Những kẻ cướp bóc thời cổ đại đã cố đốt ngôi mộ này.
Những món đồ còn sót lại bên trong mộ 10A. Ảnh: NY Times
Trong suốt nhiều năm, các nhà nghiên cứu tranh luận về việc đầu xác ướp nói trên thuộc về ông Djehutynakht hay vợ của ông.
Vào năm 2009, ông Fabio Nunes – vào lúc bấy giờ là một chuyên gia sinh học phân tử tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, đã lấy một cái răng của xác ướp với hy vọng có thể dùng nó để giải mã bí ẩn.
"Vấn đề là vào năm 2009, chưa ai lấy được mẫu ADN từ một xác ướp 4.000 tuổi" – bà Rita Freed, làm việc tại Bảo tàng Nghệ thuật Boston, chia sẻ.
Đầu xác ướp 4.000 năm tuổi. Ảnh: NY Times
Đến năm 2016, cái răng này đã được đưa cho T.S. Odile Loreille – một nhà khoa học pháp y tại FBI.
T.S. Loreille đã khoan và tách thành công mẫu ADN từ cái răng này trước khi dùng một phần mềm máy tính hiện đại để phân tích nó.
Kết quả phân tích kết luận đó là răng của "đàn ông" và theo đó, đầu của xác ướp nói trên thuộc về vua Djehutynakht chứ không phải vợ ông.
Các bác sĩ đến từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts lấy răng từ đầu xác ướp 4.000 tuổi. Ảnh: NY Times
Bình luận (0)