icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gaza: Vùng đất bất an

NGÔ SINH

Gaza là một dải đất nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải, hiện do phong trào Hồi giáo Hamas cai trị. Với diện tích chỉ hơn 360 km2, dân số chỉ khoảng 1,5 triệu người Palestine, song Dải Gaza luôn luôn là một vùng lãnh thổ không yên ổn, thường xuyên bị chiếm đóng và hứng chịu nhiều chiến trận

Dải Gaza đã từng nằm trong tay người Thổ Nhĩ Kỳ, người Anh và quân đội của Napoleon – Pháp cũng đã xâm chiếm nó. Từ năm 1948 (sau cuộc chiến tranh đầu tiên giữa người Ả Rập và Israel) đến hết năm 1967, Dải Gaza do Ai Cập chiếm đóng. Trong thời gian diễn ra cuộc thương lượng về việc trả lại bán đảo Sinai mà Israel chiếm đóng trong cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967, Israel đã đề nghị Ai Cập giữ quyền kiểm soát Dải Gaza nhưng nước này từ chối. Như vậy, sau cuộc chiến 6 ngày đến hết năm 2005, quyền kiểm soát khu vực này do Israel nắm giữ. Dải Gaza không được quốc tế công nhận là phần lãnh thổ của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Thế nhưng, theo RIA Novosti, mảnh đất này được Liên Hiệp Quốc tách ra để thành lập nhà nước Palestine. Kể từ tháng 6-2007, quyền kiểm soát thực sự vùng đất này nằm trong tay Chính phủ Hamas.

Hamas đối đầu Fatah

Dải Gaza được coi là một trong những nơi có dân số thấp nhất thế giới. Nguồn thu nhập chủ yếu của cư dân địa phương là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Israel. Thế nhưng, sau intifada Al-Aqsa (cuộc nổi dậy thứ hai) năm 2000, Israel đã đóng cửa biên giới.

Ngày 15-8-2005, trong khuôn khổ kế hoạch đơn phương phân ranh giới, Israel đã di tản các cư dân Do Thái (8.500 người) và quân đội ra khỏi khu vực này. Đến ngày 22-8-2005, toàn bộ cư dân người Do Thái đã rời khỏi Dải Gaza. Ngày 12-9-2005, người lính Israel cuối cùng được rút ra khỏi đây, chấm dứt 38 năm chiếm đóng Dải Gaza của Israel.

img
Người dân Dải Gaza ít khi được sống trong cảnh yên tĩnh. Ảnh: RIA NOVOSTI

Trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên được tiến hành ngày 25-1-2006 trên lãnh thổ Dải Gaza, tổ chức Hamas đã bất ngờ giành được 74/133 ghế tại Hội đồng Lập pháp Palestine. Theo RIA Novosti, sự kiện đó đã trở thành nguyên nhân của cuộc khủng hoảng quốc tế. Sau thắng lợi này, Hamas không muốn công nhận các thỏa thuận mà người Palestine đã ký kết với Israel trước đây và khước từ giải giáp các chiến binh của mình. Hậu quả là cộng đồng quốc tế bắt đầu tẩy chay Palestine về mặt tài chính.

Sau đó, sự kiện các chiến binh Hamas bắt cóc một binh sĩ Israel đã trở thành cái cớ để Israel tiến hành chiến dịch quân sự ở Dải Gaza.

Tháng 2-2007, các lãnh tụ Fatah và Hamas đã đạt được một thỏa thuận về sự hợp nhất của người Palestine và một chính phủ liên minh đã ra đời.

Cũng theo RIA Novosti, thời gian sau đó, cộng đồng quốc tế liên tục yêu cầu chính phủ mới của người Palestine công nhận Israel, giải giáp các chiến binh và ngưng hoạt động vũ lực. Tiếp đó, các cuộc đàm phán ba bên giữa Mỹ, nhà nước tự trị PalestineIsrael đã kết thúc mà không đạt được kết quả gì. Tháng 6-2007, thông qua con đường quân sự, Hamas đã giành được chính quyền ở Dải Gaza và tuyên bố ý định thành lập ở đó một nhà nước Hồi giáo. Đáp lại, ngày 14-6-2007, người đứng đầu nhà nước tự trị Palestine Mahmud Abbas, cũng là lãnh tụ Fatah - đối thủ của Hamas - đã tuyên bố giải tán chính phủ mà Hamas chiếm ưu thế, tiến hành chế độ tình trạng khẩn cấp trong khu vực và thâu tóm toàn bộ quyền hành vào tay mình. Lúc đó, Palestine bị chia cắt thành hai tổ chức thù địch. Lãnh tụ nhà nước tự trị Palestine Mahmud Abbas thành lập chính phủ của mình ở Bờ Tây sông Jordan và gọi các chiến binh Hamas là những kẻ khủng bố.

Israel: Dải Gaza là thù địch

Tháng 10-2007, Israel tuyên bố tổ chức nhà nước ở Dải Gaza là thù địch và tiến hành phong tỏa kinh tế từng phần vùng đất này, như ngắt điện định kỳ, ngừng cung cấp các trang thiết bị năng lượng... Cùng lúc đó, ở Bờ Tây sông Jordan, Israel tiến hành chính sách “thôn tính từ từ”, thành lập một cách tự tiện các khu dân cư Israel trên vùng lãnh thổ đã được Liên Hiệp Quốc quyết định dành cho nhà nước Palestine. Tính đến tháng 12-2007, đã có 271.400 người Do Thái sinh sống trong các làng mạc ở Judea và Samaria.

Ngoài ra, trên các vùng lãnh thổ của người Palestine cũng có những thành phố mà người Do Thái đã định cư từ xa xưa, như Hebron, Jerusalem... Một phần lớn cư dân người Ả Rập ở các thành phố này đã và đang có thái độ thù địch với người Do Thái và ở các khu dân cư này đã không ít lần xảy ra các cuộc tàn sát người Do Thái. Thế nhưng, trong cuộc chiến 6 ngày, người Do Thái đã miễn cưỡng rời bỏ nơi này. Sau này, khi quân đội Israel chiếm đóng Hebron, họ lại kéo nhau trở về đó.

Tháng 2-2008, xung đột tăng lên khi người Palestine bắn tên lửa vào các thành phố Israel, còn quân đội Israel tấn công các chiến binh Palestine. Cho đến tháng 11-2008, Israel đã bao vây Dải Gaza để phản ứng lại việc Hamas bắn tên lửa và đạn cối vào lãnh thổ Israel. Hiện nay, theo lời các quan chức Israel, quân đội nước này đang tấn công tổng lực Dải Gaza nhằm mục đích tiêu diệt triệt để các địa điểm phóng tên lửa vào Israel. Lẽ tất nhiên, người dân Dải Gaza đang phải gánh chịu toàn bộ những khổ đau do cuộc chiến này đem lại. Bao nhiêu năm qua và cho đến tận bây giờ, đây vẫn là vùng đất bất an. Tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ, đó là một câu hỏi chưa có lời đáp.

Hamas và Fatah ở Dải Gaza

Hamas, có nghĩa là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo, được thành lập năm 1987, khi nổ ra intifada (cuộc nổi dậy) thứ nhất. Đây là tổ chức bán quân sự của người Palestine theo dòng Sunni Hồi giáo, hiện đang nắm giữ đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp Palestine.

Fatah là đảng chính trị lớn của người Palestine và là phái lớn nhất trong Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Dù đã phải chịu trách nhiệm về một số lớn các vụ khủng bố ở cả Israel lẫn Lebanon, Fatah vẫn không bị bất kỳ chính phủ nào coi là tổ chức khủng bố.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo