Trả lời phỏng vấn với tờ The Straits Times, ông Vương cho rằng điều này là khả thi bởi mọi người hành động rất nhanh chóng. Thế liệu có thể sử dụng vắc-xin phát triển cho dịch SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2003 được không, khi mà 2 loại virus corona này tương đồng tới 80%?
Theo ông Vương, câu trả lời là không, vì về mặt di truyền học, SARS và Covid-19 còn 20% khác biệt. Sự khác biệt ấy là đủ để cơ thể phát hiện ra SARS, chứ không phải Covid-19. Một khi có vắc-xin, những người trong nhóm rủi ro cao sẽ được ưu tiên sử dụng, chẳng hạn như các tín đồ giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) ở Hàn Quốc.
Kỹ thuật viên xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tại Trung tâm Phát triển Chẩn đoán (DxD) của Singapore Ảnh: THE STRAITS TIMES
Ông Vương đưa ra 2 tình huống. Trường hợp tích cực, SARS-CoV-2 không biến đổi nhanh như SARS và MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông), tương đối ổn định về mặt di truyền học. Nếu virus biến đổi nhanh thì kể cả có vắc-xin, cũng không thể dự đoán được biến thể tiếp theo. Trong vòng 40 ngày, hơn 100 trình tự gien (toàn bộ gien của virus) đã được đưa lên ngân hàng gien.
Có lẽ điều được quan tâm hơn cả là có thể khống chế được Covid-19 không? Theo ông Vương, đây là câu hỏi khó trả lời. Các nước phát triển có thể có khả năng khống chế nó nhưng các nước đang phát triển thì có thể không. Tình hình sẽ tệ hơn nếu có trường hợp siêu truyền nhiễm (một trường hợp có thể lây cho tới 30 người), trong khi thông thường, một bệnh nhân chỉ lây cho 3 người.
Ông Vương nói thêm rằng nếu tiêm vắc-xin cho một chủng virus, năm sau có chủng khác thì cần vắc-xin khác. Điều đó không có nghĩa là hệ miễn dịch đã suy yếu, mà vì miễn dịch chỉ nhằm vào một dịch bệnh nhất định, nên vẫn cần phải đi tiêm.
Bình luận (0)