xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giành quyền nuôi con ở Nhật

Phương Võ

Ngày càng có nhiều người đàn ông ly dị vợ ở Nhật Bản tìm đến tòa án để đòi quyền nuôi con, khiến cho vấn đề này trở nên nóng bỏng

Vào đêm Giáng sinh 2 năm trước, Masahiro Yoshida trở về nhà và nhận thấy ngôi nhà không còn bóng người. Vợ ông đã bỏ đi cùng đứa con gái 2 tuổi và xin ly dị ngay sau đó.


Tranh cãi về luật lệ


Từ hôm ấy, ông ít gặp mặt con mình vì luật pháp Nhật Bản chỉ cho phép người cha hoặc mẹ nuôi con – hầu hết trường hợp là người mẹ. Vợ của ông Yoshida từ chối cho ông gặp mặt con thường xuyên vì cho rằng ông có tính khí thất thường. Bà cũng cáo buộc ông thường la mắng và có khi đánh đập bà trong quá khứ. 


Hãng tin AP cho biết ông Yoshida, một nhạc sĩ 58 tuổi, trong số nhiều người ly dị vợ hoặc người cha bị chia cách với con cái đang tìm kiếm quyền nuôi con, hoặc ít ra là quyền được gặp con, ở tòa án.

Ở phạm vi rộng hơn, nhiều người đang đòi thay đổi luật để cho phép việc nuôi con chung như hầu hết nước phát triển. Ông Yoshida thừa nhận từng đánh vợ 2 lần nhưng phủ nhận những cáo buộc khác của bà. Ông cho biết: “Lúc nào tôi cũng nghĩ về con. Tôi không thể tin là các tòa án lại cho phép điều này xảy ra”.

img
Ông Masahiro Yoshida tìm đến tòa án để đòi quyền nuôi con ở Nhật Bản. Ảnh: AP

Những điều luật nói trên thu hút sự quan tâm của quốc tế vào cuối tháng rồi sau khi một người Mỹ bị bắt giữ do bị cáo buộc bắt cóc hai đứa con của mình từ người vợ Nhật Bản cũ trong lúc chúng đang đến trường.

Christopher Savoie, 38 tuổi, vẫn còn bị giam giữ ở thành phố Fukuoka trong lúc các công tố viên xem xét liệu có đưa ra cáo buộc nào đối với ông hay không. Dù vậy, vụ việc của ông Savoie lại không được chú ý mấy tại Nhật Bản, qua đó cho thấy quan điểm con cái phải ở với mẹ khi hai vợ chồng chia tay được chấp nhận rộng rãi như thế nào ở nước này.


Con cái bị thiệt thòi


Luật pháp Nhật Bản không nói rõ rằng người mẹ sẽ được quyền nuôi con nhưng về văn hóa thì mặc nhiên công nhận quyền đó luôn thuộc về người mẹ.

Hideki Tani, một luật sư thụ lý các trường hợp người cha tìm kiếm quyền được tiếp cận con cái, nhận định: “Tại Nhật Bản, sẽ không có vấn đề gì nếu người mẹ dẫn con cái đi dù không có sự đồng thuận của người cha. Ở nước này, việc người cha mất liên lạc hoàn toàn với con cái là chuyện bình thường nhưng người nước ngoài nhận thấy đây là điều không thể chấp nhận được”.


Các việc giành quyền nuôi con ở Nhật Bản đang tăng lên gần đây trong bối cảnh số lượng vụ ly dị tăng và ngày càng có nhiều người đàn ông tham gia vào việc nuôi con và nội trợ. Những người đàn ông ly dị vợ cho rằng con cái phải có quyền gặp cha nhưng họ không được đáp ứng hoặc bị làm ngơ. Yoshida nói: “Không ai nghĩ về hạnh phúc của bọn trẻ cả. Chúng là những nạn nhân”.


Thống kê của Bộ Tư pháp Nhật cho biết có hơn 20.000 vụ tranh chấp quyền nuôi con vào năm 2008, tăng hơn 3.000 vụ so với năm 2000. Quyết định của khoảng 90% vụ này nghiêng về phía người mẹ, như trong trường hợp của ông Yoshida.

Vào tháng 12-2008, một tòa án bác yêu cầu được nuôi hoặc gặp con của ông. Không chịu thua, Yoshida và những người cùng cảnh ngộ đã tập hợp lại để lập nhóm vận động sự hậu thuẫn cho yêu cầu của họ. Một số luật sư và nhà làm luật đã lên tiếng ủng hộ nguyện vọng của họ. Dù vậy, luật sư Tani cho rằng một điều quan trọng không kém là tìm cách giải quyết từ gốc những vấn đề có thể dẫn đến sự tan vỡ của các gia đình, như bạo lực gia đình chẳn hạn...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo