xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gieo gió, gặt bão

NGUYỄN CAO

Nhập gia tùy tục là lẽ thường tình mà những người nhập cư ở bất cứ nơi đâu đều phải tôn trọng. “Phường vàng” Thượng Lâm (Trung Quốc) đã quên đi cái lý đó khi đi tìm sự giàu sang ở Ghana và họ đã phải trả giá

Nghe tin một người Ghana mua đất ở bìa làng Nweneso số 1 để khai thác vàng trong vòng 3 năm, dân làng phản đối quyết liệt bởi họ biết sắp có hàng chục người Trung Quốc mang máy xúc, máy bơm cát đãi vàng, biến khu đất thành một bãi lầy gớm ghiếc. Người Ghana nọ chỉ làm chủ trên danh nghĩa.

Tàn phá môi trường, tha hóa quan chức

Đúng như vậy, vài ngày sau, người ta thấy “ông chủ” người Ghana dẫn 2 nhóm người Trung Quốc tới. Họ lập vòng rào bằng cây, một cổng ra vào có cây tre chắn ngang treo biển cấm “Không phận sự miễn vào”. Bốn ha trồng cây dầu cọ và ca cao biến thành bãi đãi vàng lậu.
 
img
Nữ công nhân Ghana thường bị các ông chủ sàm sỡ, cưỡng hiếp Ảnh: NTD-TV
 
img
Nước sông Aprepra ở Tây Ghana bị nhiễm cyanide gấp 2 lần mức cho phép Ảnh: REUTERS

Ở làng Nweneso số 2 kế bên, trai tráng trong làng từng phản ứng dữ dội hơn. Họ xách mã tấu và gậy gộc xua đuổi những người Trung Quốc đi dọ hỏi mua đất. Trưởng làng Tony Yeboah-Asare giải thích: “Chúng tôi biết rõ họ muốn gì và làm gì. Lợi thì ít mà hại thì quá nhiều”.

Tàn phá đất đai môi trường không chỉ có các bãi vàng lậu. Ở Ghana hiện có 6 công ty khai thác vàng hợp pháp rất lớn của Trung Quốc. Những công ty này từng bị tố cáo và điều tra về tội phá hoại môi trường. Một tổ chức phi chính phủ ở Ghana đã công bố kết quả khảo sát hồi năm ngoái, theo đó có ít nhất 250 dòng sông chảy qua các vùng khai thác vàng bị ô nhiễm nghiêm trọng chất cyanide và kim loại nặng do công nghệ khai thác vàng lạc hậu nhưng rất phổ biến.

Wilbert Brentum, chuyên gia của Solidaridad, một tổ chức tư vấn về cải thiện tiêu chuẩn an toàn và hành xử có đạo đức trong lĩnh vực khai thác vàng, nhận định: “Ở Ghana và châu Phi nói chung, các mỏ vàng vừa và nhỏ nằm trong một chiến lược mang lại lợi ích lớn cho các vùng nông thôn, đồng thời đóng góp lớn cho nền kinh tế địa phương. Vấn đề của Ghana là mỏ vàng bất hợp pháp nhiều hơn mỏ vàng hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với sự xuống cấp nhanh chóng của môi trường và gây ô nhiễm nước sông lẫn nước uống”.

Kweku Gyaminah, 29 tuổi, ở Manso Abodom, hành nghề pháp sư và lái vàng sa khoáng, cho biết: “Các bãi vàng này chẳng giúp ít gì cho chúng tôi. Nước giếng không uống được, đất đai không thể trồng trọt, nuôi con gì cũng không sống nổi”.

Xung đột giữa người địa phương và phu vàng Trung Quốc ngày càng phổ biến. Phu vàng Thượng Lâm than phiền bị dân làng tấn công khắp nơi. Để đối phó, họ tự trang bị súng mua lại từ những viên cảnh sát địa phương biến chất.

Một viên chức cảnh sát cấp cao Ghana giấu tên thừa nhận chuyện cảnh sát bán súng cho người Trung Quốc. Nhiều cảnh sát cũng bị bắt vì ăn hối lộ. Viên chức này than phiền ngoài chuyện tàn phá môi trường, các ông chủ bãi vàng lậu Trung Quốc còn làm hư hỏng các quan chức Ghana.

Hối lộ để được yên thân làm ăn có lợi cho đôi bên. Một ông chủ mỏ người Trung Quốc phân tích: “Các bãi vàng đãi được trung bình 200-300 g vàng sa khoáng/ngày, bán được khoảng 100.000 nhân dân tệ (1 NDT = 3.453,54 đồng), mỗi năm kiếm được khoảng 10 triệu NDT. “Lại quả” một ít cho cảnh sát và quan chức sở di trú địa phương là chuyện thường tình ai cũng phải làm”.

Năm 2012, 1 viên chức Trung Quốc phản đối lực lượng cảnh sát di trú Ghana bắn chết 1 thiếu niên Trung Quốc 16 tuổi. Về chuyện này, ông chủ mỏ nói trên cũng phân tích rằng người Trung Quốc lao động ở các bãi vàng lậu thường xuyên bị bố ráp. Muốn yên thân thì phải đút lót, nếu không sẽ bị trục xuất hay bị lạc đạn. Ngay cả trong trường hợp như vậy, thà mất một ít tiền còn hơn “mất cả chì lẫn chài”.

Bóc lột tận xương tủy

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, gần đây xuất hiện trên mạng Weibo 1 nhật ký tố cáo các ông chủ Trung Quốc ngược đãi công nhân Ghana. Tác giả là một người Trung Quốc đang sinh sống ở Ghana. Bài viết được bắt đầu như thế này: “Tôi không hề ngạc nhiên nếu một ngày nào đó xảy ra những vụ xung đột bạo lực chống Trung Quốc ở Ghana”. Tác giả nhận định: “Người lao động địa phương làm những công việc cực nhọc và dơ dáy nhất nhưng được cho ăn thức ăn tồi tệ nhất, còn tệ hơn thức ăn cho chó. Ngày nào họ cũng bị đánh đập tàn nhẫn. Mấy ông chủ thường mắng chửi, nhục mạ họ một cách vô cớ”.

Tác giả cũng tố cáo người Trung Quốc thường xuyên hãm hiếp, sàm sỡ nữ công nhân Ghana. Do sợ mất việc, nạn nhân thường im lặng. Thậm chí, một phu vàng Trung Quốc vô cớ bắn bị thương công nhân Ghana. “Tôi có hỏi mấy người Trung Quốc tại sao đối xử nhẫn tâm với lao động địa phương, họ không bao giờ trả lời thẳng vào vấn đề”.

Bài viết lập tức nhận được hơn 8.000 lời bình vì nó quá sốc. Một blogger phán: “Nếu đây là sự thật, những người này cần bị đưa vào tù”. Một người khác bức xúc: “Tôi không bất ngờ về chuyện này. Cứ xem các ông chủ Trung Quốc đối xử với thợ mỏ Trung Quốc thì thừa biết”.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-8

Tàn sát thú rừng

Núi rừng Ghana có nhiều cá sấu, chim chóc, vượn, khỉ, tê tê, cọp và rắn. Người địa phương không săn bắn hay bắt ăn những con vật này. “Phường vàng” Thượng Lâm thì khác. Họ mang súng vào rừng và sông, hồ săn bắn cá sấu, rắn thoải mái như ở Trung Quốc. Hằng ngày họ ăn thịt tê tê, nấu cháo thịt rắn, thịt cá sấu, thịt cọp. Thói quen ăn uống này gây sốc và bất bình trong cộng đồng người Ghana.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo