xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gốm Bát Tràng ra thị trường thế giới

Ngọc Linh (Theo canada.com)

Nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng đưa tay khéo léo miết vào chiếc bình gốm cao 1,5 m đang quay một cách kỳ ảo quanh chiếc máy làm gốm. Năm tháng lao động miệt mài giúp anh có những động tác không sai một lỗi nhỏ tại một làng nghề cha truyền con nối này.

Làng Bát Tràng nằm bên sông Hồng ngay ngoại ô Hà Nội đã làm ra các sản phẩm gốm thủ công từ 1.000 năm nay, nổi tiếng khắp Việt Nam về chất lượng và mẫu mã mang tính sáng tạo cao.

Nhờ chính sách mở cửa kinh tế của Việt Nam, những nghệ nhân như anh Hùng đã trở thành chủ doanh nghiệp, mơ ước đưa sản phẩm của họ cạnh tranh với vùng làm gốm nổi tiếng Limoges của Pháp. Gia đình anh Hùng cùng 26 gia đình khác trong tổng số 400 nhà sản xuất gốm của làng có tên trong Hội Gốm sứ thủ công Bát Tràng đang bắt tay thực hiện một dự án lớn, quảng bá sản phẩm của họ từ tháng 11 năm nay.

Hùng đã học nghề làm gốm khi mới 5 tuổi. Anh tâm sự: “Tất cả những người làm gốm của làng đều tự hào về nghề thừa hưởng của tổ tiên từ 1.000 năm trước. Chúng tôi hy vọng với dự án này nhiều người trên thế giới sẽ biết về gốm Bát Tràng, giúp chúng tôi bán được nhiều sản phẩm hơn”.

Quỹ phát triển khu vực tư nhân Mekong (MPDF), do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, cam kết giúp đỡ về kỹ thuật và mở một website trị giá 150.000 USD cho hội, giúp họ có thể bán trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài. Trưởng dự án, ông Len Cordiner, cho biết năm ngoái làng Bát Tràng với 30.000 lao động, đã xuất khẩu nhiều loại sản phẩm trị giá khoảng 23 triệu USD. Ông hy vọng trong 3 năm tới con số này sẽ tăng gấp ba. Ông Cordiner nói: “Tôi cho rằng dự án này rất tham vọng nhưng có thể làm được. Để đạt được thương hiệu phải mất 10 đến 20 năm nhưng ít ra tôi cũng hy vọng chúng tôi có thể bán buôn và bán lẻ tốt sản phẩm”.

Việt Nam có hàng trăm làng nghề thủ công với những thợ giỏi làm mây tre, chạm khắc, tơ tằm và sơn mài nhưng gốm Bát Tràng là một mặt hàng đặc biệt. Lịch sử cho thấy nghề gốm được hình thành ở ngoại ô thành cổ Hoa Lư, Bắc Việt Nam. Năm 1010, vua Lý dời đô về Hà Nội, thợ gốm cũng theo về. Những mảnh gốm sứ Bát Tràng vừa được khai quật ở thành cổ Hà Nội là bằng chứng cho thấy hoàng gia Việt Nam đã dùng sản phẩm của làng nghề này. Gốm Bát Tràng cũng được tìm thấy trong những con tàu bị chìm khắp Đông Nam Á và được trưng bày tại nhiều bảo tàng trên thế giới. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên khi phát hiện kỹ thuật xử lý gốm Bát Tràng hiện đại và tinh xảo hơn người ta tưởng, giống như đồ gốm được tìm thấy ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ông phát biểu: “Giá trị văn hóa của sản phẩm là mặt mạnh của kinh tế. Nó giúp người nước ngoài hiểu Việt Nam và chất lượng gốm giúp họ tin vào các sản phẩm made in Vietnam khác”.

Một số gia đình trong làng Bát Tràng đã có sáng kiến làm gốm tuy vẫn dùng tay miết và vẽ hoa. Ba năm trước Hùng đã dùng khí gas đốt lò chứ không dùng than như trước đây. Tuy đắt gấp 50%, nhưng gốm của anh được nung đều hơn và không gây ô nhiễm do khói bụi than. Tuy chỉ xuất khẩu được 30% số hàng sản xuất ra, gia đình anh Hùng thu nhập khoảng 6.370 USD/năm.

Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế và khuyến khích tư nhân làm ăn, làng nghề Bát Tràng cũng làm ra nhiều tiền hơn. Những cửa hàng bán đồ gốm mọc lên khắp đường làng. Ông Cordiner hy vọng Bát Tràng sẽ giống như làng Les Artisans d’Ankor ở Siem Reap của Campuchia, nơi thợ thủ công chế tạo ra các sản phẩm lưu niệm chất lượng cao, thu lợi lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo