Nếu trở thành luật, dự luật có thể gây ra tác động sâu rộng đối với thương mại toàn cầu thông qua việc cấm công ty nhập khẩu sản phẩm từ một khu vực sản xuất hơn 80% cotton cho Trung Quốc - một trong những nhà sản xuất sợi lớn nhất thế giới, cũng như cà chua và hàng hóa sản xuất.
Giới nghị sĩ Mỹ khẳng định đây là động thái cần thiết nhằm gia tăng sức ép, buộc Trung Quốc chấm dứt điều mà họ khẳng định là chiến dịch bóc lột sức lao động khiến hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ cùng những dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương bị bắt giam.
Hơn 80% cotton Trung Quốc được sản xuất tại khu tự trị Tân Cương Ảnh: REUTERS
Hạ viện Mỹ cũng đã kêu gọi mở lối cho một dự luật đồng hành để yêu cầu mọi công ty ở Mỹ dò xét liệu sản phẩm hay bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi cung ứng của họ bị nghi liên quan đến việc bóc lột sức lao động ở Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, Phòng Thương mại Mỹ (USCC) đã phản đối cả 2 dự luật trên với lập luận chúng sẽ buộc mọi công ty ngừng hoạt động kinh doanh ở Tân Cương, gây ảnh hưởng đến những nhà sản xuất và cung cấp hợp pháp. Khẳng định hiện chưa có biện pháp hiệu quả để kiểm tra các nhà sản xuất trong khu vực, USCC hối thúc Quốc hội Mỹ phát triển công cụ chính sách đối ngoại phù hợp và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để chống lại hành vi bóc lột lao động.
Sau khi dự luật trên được Hạ viện Mỹ thông qua, nhiều hãng quần áo nổi tiếng trên toàn thế giới như L.L Bean, Hugo Boss và Uniqlo tuyên bố đang tìm cách xác định và giải quyết tận gốc hành vi bóc lột trong các chuỗi cung ứng của họ. Theo đài CNBC, đây là một thử thách thực sự bởi lượng cotton nhập từ Tân Cương không hề nhỏ trong khi việc truy nguồn vận chuyển vật liệu thô bên trong Trung Quốc vốn không dễ dàng.
Bình luận (0)