Theo trang tin quân đội Mỹ American Military News, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay nói trên đã tiến vào biển Đông ngày 9-2-2021 "nhằm hỗ trợ các hoạt động an ninh hàng hải và nỗ lực hợp tác an ninh tại khu vực".
Theo thông cáo báo chí của Hải quân Mỹ, nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Theodore Roosevelt dẫn đầu gồm tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và hai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Russell và USS John Finn.
Trong khi đó, thành phần nhóm tác chiến được dẫn đầu bởi tàu sân bay USS Nimitz có tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Princeton và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sterett.
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt và Nimitz hoạt động ở biển Đông hôm 9-2-2021. Ảnh Hải quân Mỹ
Ảnh: Hải quân Mỹ
Ảnh: Hải quân Mỹ
Ảnh: Hải quân Mỹ
"Chúng tôi cam kết đảm bảo quyền sử dụng hợp pháp vùng biển mà tất cả các quốc gia được hưởng theo luật pháp quốc tế" - chuẩn Đô đốc Jim Kirk, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz, cho biết.
Các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ thường xuyên hoạt động ở biển Đông kể từ khi Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động trong khu vực, xây dựng căn cứ và đảo nhân tạo phi pháp ở đó.
Washington đã bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh đối với biển Đông.
Một chiếc F/A-18E Super Hornet phóng từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Ảnh: Hải quân Mỹ
Ảnh: Hải quân Mỹ
Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu hải cảnh Trung Quốc trang bị vũ khí giống pháo cỡ lớn
Không lâu sau khi Bắc Kinh thông qua luật mới cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, 4 tàu hải cảnh Trung Quốc đã hiện diện trong vùng biển gần quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông hôm 16-2.
Một tàu trong số này được cho là trang bị vũ khí giống pháo cỡ lớn. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã liên tục thúc giục các tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Đây là ngày thứ hai liên tiếp tàu Trung Quốc đi vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku. Tokyo đang kiểm soát quần đảo Senkaku nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền nơi này và gọi nó là Điếu Ngư.
Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản gọi các vụ xâm nhập mới nhất là "đáng tiếc" và việc tàu hải cảnh Trung Quốc đến gần tàu cá Nhật Bản là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Bình luận (0)