Đài Sputnik và trang USNI hôm 25-1 cho biết Mỹ đã thách thức 6 yêu sách hàng hải của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) ở biển Đông. Báo cáo FON được công bố từ ngày 31-12-2017 nhưng mới được đăng tải trên trang USNI gần đây.
Đầu tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS) phản đối các quy định ngoại giao hoặc các tuyên bố của những quốc gia ven biển được cho là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) sau đó ủng hộ phản ứng của DOS, đồng thời thách thức các yêu sách hàng hải "quá đáng" của Trung Quốc ở biển Đông.
Tàu tấn công đổ bộ của Mỹ ở biển Đông. Ảnh: AP
Theo USNI, các hoạt động tự do hàng hải (FON) giúp Mỹ củng cố lợi ích lâu dài về tự do hàng hải. Mặc dù không phải là thuật ngữ dựa trên luật pháp quốc tế, DoD sử dụng cụm từ "tự do hàng hải" để nói đến tất cả quyền, sự tự do cũng như quá trình sử dụng biển và không phận hợp pháp – áp dụng cho cả tàu và máy bay quân sự - đối với tất cả quốc gia.
DoD đảm bảo quyền tự do hàng hải bằng cách bảo vệ hoạt động đi lại thông suốt và giúp thương mại không bị cản trở.
Như đã nêu trong Chính sách Đại dương của Mỹ năm 1983, Washington "sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động đơn phương nhằm hạn chế quyền và sự tự do của cộng đồng quốc tế nào".
Hằng năm, DoD công bố báo cáo FON để xác định các quốc gia ven biển và những yêu sách hàng hải "quá đáng" đang bị Mỹ thách thức.
FON cũng bao gồm các thông tin địa lý chung để làm dẫn chứng trong khi vẫn đảm bảo duy trì hoạt động của các lực lượng vũ trang Mỹ.
Bình luận (0)