icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Haier, con đường phát triển của một thương hiệu Trung Quốc

Bàng Cẩm (Theo Tuần san châu Á)

Trương Thụy Mẫn, sinh năm 1949, là người thành phố Lai Châu, tỉnh Sơn Đông, là chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Haier tại Thanh Đảo, nhà kinh tế cao cấp. Trương Thụy Mẫn cũng là ủy viên dự khuyết TW Đảng lần thứ 16.

Năm 1984 đang làm giám đốc công ty đồ điện Thanh Đảo, Trương Thụy Mẫn chuyển sang làm giám đốc xưởng sản xuất tủ lạnh Thanh Đảo, bắt đầu lịch sử sáng nghiệp của Haier. Ông đã xác lập “chiến lược hàng hiệu” Haier, đưa một xưởng nhỏ theo cơ chế tập thể đang thua lỗ hơn 100 triệu NDT (1984) phát triển đến 2001 trở thành tập đoàn đồ điện gia dụng cấp quốc tế, thực hiện doanh số toàn cầu với 60,2 tỉ NDT, gấp 17.000 lần so với lúc ban đầu.

Năm 1997, Trương Thụy Mẫn được Tuần san châu Á trao tặng “Giải thưởng doanh nghiệp thành đạt”; năm 1999 được báo Anh Financial Times bình chọn là 1 trong 30 nhà doanh nghiệp có triển vọng nhất toàn cầu, xếp thứ 26. Tháng 9-2002 đoạt “Giải nhà lãnh đạo doanh nghiệp kiệt xuất toàn cầu”.

Trung Quốc (TQ) đã trở thành nhà chế tạo sản phẩm công nghiệp đứng hàng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Nhật, Đức. Theo số liệu thống kê, toàn cầu có hơn 50% máy ảnh, 30% máy lạnh và tivi, 20% máy giặt và gần 20% tủ lạnh do TQ sản xuất. Dòng chữ “Made in China” gửi đến thế giới một thông điệp: TQ có khả năng chế tạo sản phẩm cấp thế giới. Nhưng tiếc rằng phần lớn sản phẩm TQ thiếu nhãn hiệu của riêng mình. Hơn nửa số công ty danh tiếng quốc tế như Motorola, Panasonic, Philips, Sony... đều lập xưởng sản xuất tại TQ. Sau khi TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một trung tâm chế xuất toàn cầu được hình thành tại đây, nhưng không ít học giả không vì trung tâm chế tạo này khen tốt, bởi lẽ trong các sản phẩm xuất khẩu, người TQ có thể hãnh diện về nhãn hiệu của mình chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Từ một sản phẩm tủ lạnh loại nhỏ, đến nay Haier sản xuất 86 loại đồ điện gia dụng. Năm ngoái giá trị thương hiệu Haier được đánh giá là 43,6 tỉ NDT, đứng thứ nhất của ngành đồ điện gia dụng TQ. Haier không “làm công” cho nhãn hiệu nước ngoài, mà lội ngược dòng ra hải ngoại tìm đường xây dựng nhãn hiệu quốc tế cho Haier. Vài năm nay, Haier đã thiết lập 13 nhà máy ở nước ngoài, trong đó có Mỹ và Pakistan; mạng lưới tiêu thụ toàn cầu có 58.800 điểm, 11.976 điểm phục vụ người tiêu dùng trải khắp hơn 160 nước.

Tháng 3 năm nay, Haier mua tòa nhà ngân hàng Green British với 77 năm lịch sử tại New York, đổi tên thành tòa nhà Haier, là tổng hành dinh tại Mỹ. Phương châm kinh doanh của Haier là để cạnh tranh với hàng Mỹ, phải xây các xí nghiệp trên đất Mỹ, trở thành hội viên Hiệp hội đồ điện gia dụng Mỹ để có thể nắm rõ hơn tiêu chuẩn đồ điện tại Mỹ, tình trạng thị trường.  Nói chung, Haier chủ trương lấy thị trường trong nước làm cơ sở để phát triển, còn mục tiêu cuối cùng là thị trường quốc tế. Tuy con đường quốc tế hóa của Haier còn đang trong giai đoạn thăm dò, các xí nghiệp Haier tại Mỹ phát triển tốt. Đầu tư mới 2 năm, dự đoán năm nay Haier Mỹ có lãi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo