Indonesia và vùng Trung Thái Bình Dương được chứng kiến cảnh ngày biến thành đêm hoàn toàn trong khi một số khu vực ở Úc và Đông Á (như miền Nam Trung Quốc, Đông Nam Á. Hawaii và Alaska) chiêm ngưỡng nhật thực một phần.
Người dân sống dọc dải đất rộng 150 km kéo dài từ Sumatra, Borneo đến Sulawesi (tổng cộng 12/34 tỉnh) – khu vực xảy ra nhật thực toàn phần ở Indonesia – được trải nghiệm cảnh “mất điện” trong khoảng 4 giờ trong sáng 9-3. Cảnh tượng này sẽ kết thúc trong ráng chiều (giờ địa phương) ở phía Bắc Hawaii, tức lúc 16 giờ 34 GMT, theo đài BBC.
Tại thủ đô Jakarta - Indonesia, đám đông tập trung từ 3 giờ sáng tại đài quan sát trung tâm để nhận một cặp kính đeo miễn phí và đảm bảo giành được chỗ tốt nhất. Ở Jakarta có thể quan sát nhật thực một phần (đạt 88%).
Như mọi khi, giới chuyên gia khuyên người xem không nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường. Họ cũng khuyên mọi người sử dụng kính lọc chuyên nghiệp trước ống kính viễn vọng hay máy ảnh.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay sẽ nhân dịp này để nghiên cứu thêm về mặt trời. Tại Indonesia, họ dự định dùng máy ảnh phân cực để chụp 59 khoảnh khắc của mặt trời (cứ 3 phút 1 tấm), qua đó thu thập dữ liệu về phần biến động sâu trong lòng mặt trời cũng như độ nóng khủng khiếp.
Lần nhật thực toàn phần gần đây nhất xảy ra ở Bắc bán cầu vào ngày 20-3-2015.
Tại Úc, thành phố ở cực Bắc nước này - Darwin - là nơi theo dõi nhật thực tốt nhất, được khoảng 50%.
Theo dõi nhật thực trên máy bay
Những người đam mê thiên văn học khắp nước Mỹ đã bắt chuyến bay từ Alaska đến Hawaii trong ngày 9-3 để quan sát được nhật thực toàn phần.
Hãng Alaska Airlines quyết định lùi giờ khởi hành chuyến bay lại 25 phút nên 181 hành khác có hy vọng chứng kiến cảnh nhật thực khi còn cách Honolulu (Hawaii) khoảng 1.100 km. Và dĩ nhiên, "đại tiệc thị giác" này diễn ra ở độ cao 11.000 m.
Đoạn clip ghi lại quá trình nhật thực toàn phần sáng 9-3 với tốc độ được tăng lên 3.000%. Nguồn: Guardian
Bình luận (0)