xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểm họa khôn lường dưới băng vĩnh cửu

Hoàng Phương

Ai cũng biết bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực có chứa lượng carbon khổng lồ và chúng đe dọa khiến toàn cầu ấm thêm nếu được giải phóng khi băng tan chảy.

Đáng sợ hơn, các nhà khoa học của chính phủ Mỹ vừa phát hiện một hiểm họa khác đang chực chờ ở nơi lạnh giá này nếu tình trạng biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng.

Theo công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Geophysical Research Letters (Mỹ), lớp băng vĩnh cửu trên còn "nhốt" đến 1.656 gigagram (1 gigagram = 1 triệu kg) thủy ngân và chúng có thể đe dọa sức khỏe con người nếu thoát được ra ngoài.

"Khi lớp băng vĩnh cửu tan đi trong tương lai, một phần thủy ngân này sẽ được giải phóng vào môi trường, gây tác động khôn lường đến con người và nguồn cung ứng thực phẩm của chúng ta" - ông Kevin Schaefer, nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu băng tuyết quốc gia (Mỹ) và là một đồng tác giả của cuộc nghiên cứu, cảnh báo.

Nhóm nghiên cứu đã lấy những lõi của lớp băng vĩnh cửu khắp bang Alaska rồi đo lượng thủy ngân trong đó. Dựa vào kết quả này, họ tính toán ra số lượng thủy ngân có trong băng vĩnh cửu khắp thế giới.

Hiểm họa khôn lường dưới băng vĩnh cửu - Ảnh 1.

Lớp băng vĩnh cửu được cho là đang “nhốt” nhiều thủy ngân bên dưới Ảnh: REUTERS

Lượng thủy ngân được phóng thích còn tùy thuộc lớp băng vĩnh cửu tan nhiều đến đâu. Điều này lại phụ thuộc thuộc vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tình trạng ấm dần lên xảy ra sau đó.

Điều đáng lo là băng vĩnh cửu đã bắt đầu tan chảy ở một số nơi và các nhà khoa học dự báo hiện tượng này sẽ tiếp diễn trong cả thế kỷ XXI. Theo cuộc nghiên cứu trên, nếu mức khí thải không có gì thay đổi từ giờ đến năm 2100, diện tích lớp băng vĩnh cửu có thể giảm 33%-99%.

Khi đó, câu hỏi đặt ra là lượng thủy ngân được giải phóng sẽ đi đâu và làm gì. Các nhà khoa học không chắc lắm về câu trả lời. Họ cho rằng thủy ngân có thể theo các dòng sông đi vào Bắc Băng Dương hoặc đi vào khí quyển hay cả hai. Bất kỳ kịch bản nào cũng gây nhiều lo lắng.

Chính con người lâu nay vẫn phát thải thủy ngân vào không khí bằng cách đốt than. Khi trời mưa, lượng thủy ngân này "hạ cánh" xuống đại dương, sông ngòi hoặc ao hồ rồi đi vào chuỗi thức ăn.

Bà Sue Natali, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Woods Hole (Mỹ), cho rằng trong lúc chưa rõ mức độ nghiêm trọng của hiểm họa trên, giải pháp tốt nhất là ngăn băng vĩnh cửu tan chảy thông qua giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo