xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểm họa lớn từ nước biển dâng

Hoàng Phương

Một nghiên cứu mới cho thấy hơn 20 triệu người ở Việt Nam hiện sống tại những vùng đất sẽ bị ngập lụt

Tình trạng nước biển dâng vào năm 2050 có thể ảnh hưởng đến nhiều người hơn dự báo trước đó và đe dọa xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển. Đó là cảnh báo được đưa ra trong nghiên cứu mới của tổ chức Climate Central, trụ sở ở bang New Jersey (Mỹ) và được đăng tải trên tạp chí Nature Communications hôm 29-10.

Theo nghiên cứu, tình trạng toàn cầu ấm dần lên có thể khiến nước biển dâng từ 0,6 m đến 2,1 m trong thế kỷ XXI. Trong khi đó, khoảng 300 triệu người trên thế giới hiện sống ở những vùng đất sẽ ngập nước ít nhất một lần/năm vào năm 2050 trừ khi lượng khí thải được cắt giảm mạnh mẽ và các biện pháp bảo vệ được tăng cường. Con số ước tính trước đó là khoảng 80 triệu người.

Đáng chú ý, đến năm 2050, phần lớn miền Nam Việt Nam có nguy cơ ngập dưới nước. Ngoài ra, hơn 20 triệu người tại Việt Nam hiện sống ở những vùng đất sẽ bị ngập lụt. Trong khi đó, hơn 10% dân số Thái Lan đang sống trên các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt vào năm 2050, so với mức 1% của ước tính trước đó. Riêng thủ đô Bangkok đối mặt nguy cơ bị ngập lụt nghiêm trọng. 

Tại Ấn Độ, TP Mumbai, thủ phủ tài chính và là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, cũng có thể chìm trong nước. Còn TP Thượng Hải - Trung Quốc, nước biển dâng có khả năng nhấn chìm trung tâm địa phương này và nhiều thành phố xung quanh.

Hiểm họa lớn từ nước biển dâng - Ảnh 1.

TP Mumbai - Ấn Độ bị ngập lụt nghiêm trọng vào tháng rồi. Ảnh: REUTERS

Mối đe dọa trên không gói gọn ở châu Á. Tại Anh, 3,5 triệu người có nguy cơ sống trong cảnh ngập lụt vào năm 2050. Mỹ không nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng nghiên cứu trước đó ước tính hàng chục thành phố ven biển của nước này có thể sớm bị nhấn chìm trong nước.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên không đồng nghĩa dấu chấm hết cho các khu vực chịu ảnh hưởng. Số liệu mới nhất cho thấy khoảng 110 triệu người đang sống ở các khu vực dưới mức đỉnh triều. Ông Benjamin Strauss, Giám đốc điều hành Climate Central, giải thích điều này là nhờ các biện pháp bảo vệ như xây dựng tường biển, đê bao… Ông Strauss thúc giục các thành phố nhanh chóng đầu tư nhiều hơn nữa cho các biện pháp như thế. 

Dù vậy, chuyên gia này thừa nhận các biện pháp bảo vệ cũng chỉ có tác dụng nhất định. Ông Strauss lấy ví dụ trường hợp TP New Orleans nằm dưới mực nước biển. Thành phố này đã hoàn toàn chìm trong nước khi hệ thống đê bao bị "vỡ trận" trước sự tàn phá của bão Katrina năm 2005.

Nghiên cứu cũng kêu gọi các quốc gia nên bắt đầu chuẩn bị cho công tác tái định cư ngay từ lúc này. "Chúng tôi đã nỗ lực gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chúng tôi biết là điều này đang xảy ra" - bà Dina Ionesco, làm việc tại Tổ chức Di trú Quốc tế, cho biết.

Theo một số chuyên gia, nghiên cứu của Climate Central giúp thế giới hiểu rõ hơn về những rủi ro nghiêm trọng đến từ tình trạng nước biển dâng. Chẳng hạn như tại Trung Đông, viễn cảnh mất thêm đất đai do nước biển dâng đe dọa gây ra thêm bất ổn về xã hội và chính trị, từ đó làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang và khủng bố. 

"Vì thế, đây không còn là vấn đề môi trường mà đã trở thành vấn đề nhân đạo, an ninh và có thể là cả quân sự" - ông John Castellaw, chuyên gia của Trung tâm Khí hậu và An ninh có trụ sở tại Mỹ, lo ngại. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo