icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện tượng “karoshi” tại Nhật

PHƯƠNG VÕ

Vài ngày trước khi qua đời vì bị đau tim, Yoichi Kawamoto có viết một bản ghi chép tóm tắt về công việc của mình, trong đó có câu: “Làm việc ngoài giờ nhưng không có lương hay tiền lương không tương xứng”. Khi đó, người đàn ông 52 tuổi này, quản đốc Công ty Cơ khí Martek tại thành phố Kobe ở phía Nam Nhật Bản, đang làm việc không lương ngoài giờ trung bình 6 tiếng mỗi ngày. Đây là một tập quán làm việc phổ biến ở Nhật Bản, đất nước mà lòng trung thành của người lao động với các công ty đã trở thành huyền thoại. Cái chết của Kawamoto chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp “karoshi” (nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”) đang ngày càng gia tăng tại Nhật Bản, nhất là trong giới công chức văn phòng.

Theo thống kê mới về “karoshi” vừa được Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố, số người Nhật chết trong năm 2002 do làm việc nhiều giờ liền trong văn phòng đã lên đến con số kỷ lục là 317, tăng hơn gấp đôi so với 143 người của năm 2001. Tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này còn cao hơn nhiều trong thực tế. Họ tin rằng sức khỏe của khoảng 1 triệu nhân viên tại Nhật đang gặp nguy hiểm do làm việc quá sức. Một cuộc khảo sát gần đây của Liên minh Công đoàn Nhật Bản ước tính cứ 30 người lao động nam trong độ tuổi 30 thì có 1 người làm việc hơn 3.000 giờ mỗi năm, tương đương với 58 giờ mỗi tuần. Đây là mức làm việc vừa được Chính phủ Nhật Bản xác định là đe dọa đến sức khỏe người lao động. Chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên công nhận “karoshi” vào 1987 và đến năm 2001 nới lỏng hơn nữa những tiêu chuẩn dùng để xác định những trường hợp “karoshi”. Theo đó, “karoshi” được cho là xảy ra khi một người lao động quá cố “làm việc ngoài giờ trên 80 tiếng mỗi tháng và quá trình này bắt đầu diễn ra từ 2 đến 6 tháng trước khi người đó qua đời”.

Yoichi Kawamoto thường xuyên làm việc vào thứ bảy và cả những ngày nghỉ mà lẽ ra ông được hưởng. Đối với ông, cũng như nhiều người lao động khác ở Nhật, việc đi chơi vào những ngày nghỉ bị xem như là một hình thức của sự yếu đuối và phản bội lại những đồng nghiệp khác. Mặc dù Công ty Martek khẳng định họ không buộc nhân viên mình làm việc không lương ngoài giờ, nhưng ngày càng có nhiều phiên tòa ở Nhật Bản đứng về phía gia đình những nạn nhân như Kawamoto, phán quyết tình trạng làm việc quá nhiều thật sự là nguyên nhân gây ra cái chết cho họ. Sự thay đổi này bắt đầu kể từ khi Tòa án Tối cao Nhật Bản vào tháng 3 - 1999 phán quyết hãng Dentsu Inc, hãng quảng cáo lớn nhất Nhật Bản, chịu trách nhiệm đối với cái chết của một nhân viên trẻ đã tự tử vì stress do thời gian biểu làm việc ngoài giờ quá nặng.

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản, tình trạng “karoshi” vẫn không có dấu hiệu suy giảm do sự trì trệ kéo dài cả thập kỷ qua của nền kinh tế Nhật Bản khiến ngày càng có nhiều công ty Nhật giảm bớt nhân viên. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa gia tăng đòi hỏi người lao động trong những ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản phải tiếp xúc với các đồng nghiệp, đối tác và khách hàng ở nước ngoài vào những thời điểm ngoài giờ làm việc bình thường. Thậm chí, một số doanh nghiệp Nhật Bản giờ đây hoạt động gần như 24/24. Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản hoạt động bên ngoài khu vực sản xuất chưa bao giờ áp dụng chế độ làm việc theo ca, cho dù làm như thế sẽ giúp giảm bớt tình trạng thất nghiệp đang gia tăng tại đất nước này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo