xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hội nghị London bàn tương lai Libya

Lục San

Mỹ và Anh có thể chấp nhận kế hoạch ông Gaddafi nhanh chóng rời khỏi Libya và không bị xét xử tội ác chiến tranh

Các nhà lãnh đạo trên thế giới nhóm họp ở London (Anh) ngày 29-3 để tìm cách chấm dứt chế độ Muammar Gaddafi và thúc đẩy thỏa thuận về các kế hoạch cho tương lai của Libya. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton, đại diện Liên đoàn Ả Rập, Liên hiệp châu Phi và khoảng 40 ngoại trưởng tham gia hội đàm nhằm tìm cách gia tăng sức ép buộc ông Gaddafi từ chức.
 
Hội nghị London cũng thảo luận về phạm vi các cuộc không kích của liên quân do NATO chỉ huy, đồng thời xác định rõ hơn quy mô hợp tác giữa các nhóm quân nổi dậy và các chỉ huy quân sự quốc tế. Hội nghị còn đề cập đến tầm quan trọng của viện trợ nhân đạo khẩn cấp nhằm tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Libya.
 
Trước hội nghị trên, Mỹ và Anh đã cho thấy hai nước này có thể chấp nhận kế hoạch ông Gaddafi nhanh chóng rời khỏi Libya và không bị xét xử tội ác chiến tranh, cho dù trước đây có thông tin ông này phải đối mặt với Tòa án Hình sự Quốc tế.
 
Theo hãng tin AP, Ngoại trưởng Ý Franco Frattini cho biết một số quốc gia hoạch định một thỏa thuận chung nhằm kết thúc ngay cuộc xung đột ở Libya, đồng thời đề xuất lệnh ngừng bắn, giải pháp lưu vong đối với ông Gaddafi và tạo khuôn khổ cho cuộc đối thoại về tương lai của Libya giữa các thủ lĩnh bộ tộc và phe đối lập.
 
 
img
Chuẩn bị cho máy bay chiến đấu Super Etendard xuất kích từ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp. Ảnh: REUTERS


Ông Frattini nhấn mạnh: “Một số quốc gia châu Phi có thể dành cho ông ta sự mến khách. Tôi hy vọng Liên hiệp châu Phi có thể chấp nhận đề xuất hợp lý đó. Ông Gaddafi phải hiểu rằng đó là cử chỉ khích lệ ông ra đi”.
 
Ông Nigel Sheinwald, Đại sứ Anh ở Mỹ, cho biết đặc phái viên của phe đối lập ở Libya là Mahmoud Jibril không tham dự cuộc họp chính nhưng có gặp gỡ các bộ trưởng và quan chức ở London. Ông Jibril cũng hội đàm riêng với Ngoại trưởng Clinton. Bên cạnh đó, một quan chức chính quyền Mỹ cho biết Mỹ cũng sẽ cử nhà ngoại giao Chris Stevens đến thành phố Benghazi (Libya) để gặp các thủ lĩnh phe nổi dậy.
 

Libya phản đối Hội nghị London

Tại một cuộc họp báo ở Tripoli, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Kaim phát biểu rằng các nhà lãnh đạo nước ngoài không có quyền áp đặt một hệ thống chính trị mới ở đất nước này. Ông Kaim tuyên bố: “Libya là một quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền. Chỉ nhân dân Libya mới là những người có quyền quyết định tương lai đất nước mình. Âm mưu chia rẽ Libya hoặc áp đặt hệ thống chính trị của nước ngoài tại đây là không thể chấp nhận được”. Ngoài ra, theo báo Kommersant (Nga), nhà lãnh đạo Libya đã kêu gọi các quốc gia tham gia Hội nghị ở London ngày 29-3 ngừng tấn công Libya.

Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống (TT) Pháp Nicolas Sarkozy xác nhận Hội đồng Quá độ quốc gia của ông Jibril có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định tương lai của Libya sau khi ông Gaddafi bị trục xuất. Hai nhà lãnh đạo này cho rằng những người trung thành với ông Gaddafi có cơ hội cuối cùng để chia tay ông này và đứng về phía những người tìm con đường cải tổ chính trị.
 
Trong một diễn biến khác, một số nghị sĩ Mỹ đã có phản ứng tiêu cực trước diễn văn của TT Barack Obama về sự tham gia của Mỹ vào chiến dịch quân sự ở Libya. Thượng nghị sĩ John McCain quả quyết TT Mỹ bình luận rằng ông Gaddafi phải ra đi nhưng không phải do vũ lực là sai lầm. Ông McCain nhấn mạnh ông không đồng ý với ý muốn của TT Obama trục xuất ông Gaddafi không bằng biện pháp quân sự.
 
Michael Steel, người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner, nhận định: “Bài diễn văn đó đã không làm rõ về sự tham chiến của người Mỹ ở Libya. Sau 9 ngày can thiệp quân sự, người Mỹ vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi căn bản: Thành công ở Libya là như thế nào?”.
 
Trong khi đó, xe tăng và rốc két của quân chính phủ đã làm chùn bước phe nổi dậy khi tấn công vào thị trấn Sirte, quê hương của ông Gaddafi, ngày 29-3. Quân nổi dậy đã bị đẩy lùi về thị trấn Bin Jawad, cách thị trấn Sirte 30 km về phía Đông.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo