Hồ Sawa không thông với bất kỳ sông suối nào, được hình thành trên đá vôi và được cấp nước bởi các nguồn nước ngầm thông qua một hệ thống khe nứt và vết nứt, cũng như lượng mưa lớn trong những năm qua.
Nước hồ Sawa rất quý giá với dân địa phương, được coi là thiêng liêng và có tác dụng chữa bệnh nhờ lượng khoáng chất phong phú.
Các chuyên gia cho biết hồ Sawa chưa thật sự cạn kiệt nhưng sự biến mất tạm thời của nó là lời cảnh báo liên quan đến việc hàng ngàn giếng khoan trái phép bị các doanh nghiệp đào gần đó, làm ảnh hưởng nguồn nước ngầm. Hạn hán ngày một gia tăng đã làm trầm trọng tình hình.
Vài ngày qua, nước bắt đầu xuất hiện lại rải rác trong lòng hồ khi nông dân hoàn thành mùa thu hoạch, ngừng chuyển hướng dòng nước. "Sự suy thoái của nước đã bắt đầu cách đây hơn 10 năm" - nhà hoạt động môi trường Laith Ali al-Obeidi cho biết.
Hồ Sawa của Iraq đang cạn trơ đáy Ảnh: AP
Trong khi đó, đám cháy rừng East Fork ở lãnh nguyên Alaska của Mỹ đang ngày một lan rộng và theo cập nhật ngày 12-6 của giới chức đia phương, nó đang ngày một đến gần cộng đồng thổ dân Yup’ik ở phía Tây Nam Alaska.
Đám cháy cũng cách một cộng đồng khác - trạm Pilot - chỉ 16 km. Mặc dù chưa đưa ra bắt buộc nào nhưng các cụm dân cư gần đám cháy East Fork đã được cảnh báo để sẵn sàng sơ tán.
Theo báo The Washington Post, nhiệt độ cũng lập đỉnh từ bang Texas đến thung lũng trung tâm của bang California vào cuối tuần qua. Có khả năng "chảo lửa" sẽ mở rộng sang vùng Trung Tây và Đông Nam nước Mỹ.
Nhiệt độ ở các thành phố Houston, San Antionio, Austin, Albuquerque, Las Vegas và Phoenix đã vượt 38 độ C từ hôm 10-6.
Bên kia đại dương, người Tây Ban Nha đang khổ sở bởi đợt nắng nóng kỷ lục, kinh khủng nhất 20 năm qua, nhiệt độ có nơi lên tới 40-42 độ C như ở thung lũng Guadalquivir ở các thành phố Seville, Cordoba, thung lũng Guadiana ở Extremadura..., theo Reuters.
Bình luận (0)