Tình trạng này tồi tệ hơn khi Trung Quốc vừa cấm nhập khẩu 24 loại rác thải chưa qua phân loại xử lý - một phần nỗ lực nâng cấp ngành công nghiệp tái chế và giảm ô nhiễm ở đại lục.
Theo Reuters, trước khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực - từ cuối năm 2017, Hồng Kông đã xuất khẩu hơn 90% rác thải sang Trung Quốc.
Hàng tấn rác thải giấy được chuyển đến Trung Quốc chất đầy tại một bến cảng ở Hồng Kông vào cuối năm 2017 Ảnh: Reuters
Đặc khu hành chính với 7 triệu dân này đã đổ 2/3 lượng rác thải, tương đương 5,6 triệu tấn/năm, vào các bãi chôn lấp nhưng rất ít rác thải được tái chế.
Bà Vicki Kwok, Phó Giám đốc Cơ quan Bảo vệ môi trường Hồng Kông, cho biết chính quyền đã công bố nhiều biện pháp xử lý lượng rác thải trong những tháng qua, bao gồm hỗ trợ tài chính để nâng cấp các nhà máy tái chế rác địa phương và vận động doanh nghiệp, người dân ưu tiên giảm chất thải tại nguồn. Dù vậy, các tổ chức môi trường cho rằng ngành công nghiệp tái chế của hòn đảo không xử lý nổi tất cả lượng rác lẽ ra được gửi đến Trung Quốc.
Theo chính quyền, một người dân Hồng Kông trung bình bỏ đi khoảng 1,4 kg rác/ngày - gấp đôi so với các thành phố ở châu Á như Tokyo, Seoul và Đài Bắc, những nơi đã thực hiện chương trình tái chế rộng rãi. Trong năm nay, chính quyền Hồng Kông có kế hoạch mở một cơ sở xử lý chất thải thực phẩm thành năng lượng và các nguồn có thể sử dụng được.
Bình luận (0)