xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hy vọng và ngờ vực

TƯỜNG MINH

Do tính phức tạp của những vấn đề như quyết định đường biên giới tương lai, dàn xếp an ninh và tình trạng của Jerusalem, các cuộc hòa đàm Trung Đông được nối lại tối thứ hai vừa qua bị chi phối bởi 2 câu hỏi đơn giản: Cho dù ngoại trưởng Mỹ John Kerry mất vô số cú điện thoại và 6 chuyến công du đến Trung Đông để thuyết phục Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán, khả năng đạt đến một hiệp định hòa bình toàn diện sẽ như thế nào? Và điều gì sẽ xảy ra nếu mọi nỗ lực thương lượng trở nên vô ích?

Trong lần xuất hiện chóng vánh ở Bộ Ngoại giao hôm 29-7, ông John Kerry nói mục tiêu của ông là theo đuổi “những thỏa hiệp hợp lý” về một số trong những vấn đề gai góc nhất của Trung Đông. “Tôi biết các cuộc thương thảo sẽ khó khăn nhưng tôi cũng hiểu rõ nếu không nỗ lực thì hậu quả có thể tồi tệ hơn” - ông nói.

Coi việc phục hồi các cuộc thảo luận về tình hình Trung Đông là ưu tiên hàng đầu, rõ ràng ông Kerry không thừa nhận hiện trạng trong vùng. Trong khi Israel và Palestine có thể đã gửi các thương thuyết gia đến Washington để xoa dịu ông Kerry, cả hai bên dường như không sẵn sàng cho những cuộc điện thoại từ xa cần có để vun đắp một nền hòa bình lâu dài.

Elliott Abrams, một giới chức cao cấp trong Hội đồng An ninh quốc gia thời tổng thống George Bush, nói: “Tôi không nhìn thấy khả năng hiện thực nào cho một hiệp định giải quyết hiện trạng có thể đạt được lúc này. Tôi chỉ hy vọng có 2 nhóm công tác của Bộ Ngoại giao: Một để làm việc về các cuộc thảo luận; một để bắt đầu kế hoạch cho những gì cần làm khi thương thảo thất bại. Chúng ta không nên chỉ cố tránh việc “hạ cánh vội vã” mà xem liệu các cuộc nói chuyện có thể được tận dụng để thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh giữa Israel và Palestine hay không”.

Những tuần lễ gần đây, ông Kerry và các cố vấn đã phác thảo một số cuộc tranh luận về câu hỏi tại sao nỗ lực của ông có thể mang lại kết quả. Có lẽ cuộc tranh luận quan trọng nhất mà ông Kerry đã khởi xướng, hầu như ngay thời điểm ông được chọn vào vị trí ngoại trưởng, là Mỹ không vui sướng gì khi đứng bên lề của cuộc xung đột Israel - Palestine. Các quan chức Mỹ nhận định quan hệ Israel và Palestine đang sa sút theo đường xoắn ốc, trong đó Israel lại hăm he cắt nguồn tài chính từ khoản thu thuế giúp cho Palestine, trong khi các nước châu Âu có thể cắt giảm đầu tư vào Israel, gia tăng sức ép đối với nước này.

Một cuộc tranh luận khác mà ông Kerry đang dồn sự chú ý, đó là những tiến bộ ngoại giao sẽ khuyến khích khoản đầu tư 4 tỉ USD vào lĩnh vực tư nhân trong nền kinh tế Palestine.

Ông Kerry rút ra cam kết rằng hai bên sẽ dành cho các cuộc gặp gỡ ít nhất 9 tháng để khảo sát các ý tưởng của nhau mà không sợ đổ bể bất ngờ. Nhưng nếu nỗ lực lần này thất bại, theo các nhà phân tích, thì sẽ còn lâu, thậm chí rất lâu, mới có thể nối lại đàm phán một lần nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo