Cảng Hisanohama cách Nhà máy Hạt nhân Fukushima, nơi đang xả dần nước phóng xạ đã qua xử lý ra biển, khoảng 50 km về phía Nam.
Theo Reuters, cuộc khảo sát được IAEA tổ chức trong bối cảnh lo ngại việc xả nước - bắt đầu hồi tháng 8 vừa qua - ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Trung Quốc và Nga đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản.
Nhóm chuyên gia khảo sát cá trong phiên chợ sáng tại cảng Hisanohama, TP Iwaki - Nhật Bản hôm 19-10 Ảnh: REUTERS
Giữ vai trò giám sát, nhà khoa học của IAEA Paul McGinnity cho biết chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu IAEA làm điều này nhằm củng cố niềm tin vào các dữ liệu mà Nhật Bản đang cung cấp.
Theo ông McGinnity, hàm lượng tritium là mối lo chính vì chất phóng xạ này không bị loại bỏ bởi quy trình ALPS (hệ thống tiên tiến được Nhà máy Fukushima dùng xử lý nước thải phóng xạ). Ông dự báo mức độ tritium tăng nhẹ trong các mẫu nước biển gần điểm xả thải nhưng cho rằng sẽ không tìm thấy bất kỳ thay đổi nào ở cá.
Khi được hỏi vì sao Trung Quốc tham gia cuộc khảo sát do IAEA dẫn đầu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này tin rằng IAEA nên gánh vác trách nhiệm giám sát việc Nhật Bản xả nước từ Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima.
Theo Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị điều hành Nhà máy Fukushima, nước nhiễm phóng xạ trong thảm họa năm 2011 đã được lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ còn lại tritium, sau đó tiếp tục được pha loãng cho đến khi tritium giảm xuống dưới mức cho phép.
Kết quả kiểm nghiệm trước đó của Tepco cho thấy nồng độ tritium trong nước biển quanh khu vực thấp hơn 7 lần so với ngưỡng an toàn mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định cho nước uống.
Bình luận (0)