Theo Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), tâm chấn sâu 33 km, cách bờ biển phía tây Indonesia khoảng 430 km. Hiện đã có cảnh báo sóng thần khắp Ấn Độ Dương.
Động đất nằm sâu 33 km ngoài khơi đảo Sumatra
Nguồn: Google Map/CNN
Bạn đọc có thông tin, hình ảnh về ảnh hưởng động đất tại Việt Nam xin đóng góp tại đây |
Cơn địa chấn, xảy ra lúc 08:38:30 giờ GMT (tức 15:38:30 giờ Việt Nam).
Ban đầu, USGS thông báo trận động đất mạnh 8,9 độ Richter, nhưng sau đó giảm xuống 8,7 độ, và sau đó lại có thông báo lại giảm xuống 8,6 độ Richter.
Lúc 17 giờ 43 phút(giờ Việt Nam), lại có thêm một trận động đất nữa ở Ấn Độ Dương, cũng ở bờ tây của đảo Sumatra với cường độ 8,3 độ Richter. Từ trận động đất đầu tiên đến trận động đất thứ hai đã liên tục có 8 cơn dư chấn với cường độ từ 5,2 - 6,4 độ Richter.
Theo Reuters, Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cho hay sóng thần cao 17 cm sinh ra từ trận động đất thứ hai đang hướng về tỉnh Aceh của Indonesia. Có vẻ như đây không phải là một trận sóng thần lớn. Trận động đất 8,6 độ Richter trước đó đã tạo ra một đợt sóng cao 80 cm nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng cộng đã có cảnh báo sóng thần tại 28 quốc gia.
Người dân Aceh tháo chạy lúc động đất. Nguồn: RT
Các phụ nữ tỉnh Banda Aceh thể hiện sự sợ hãi. - Ảnh: BBC, CNN
Sau trận động đất đầu tiên, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, các nguồn tin nói mặt đất đã bị rung chuyển tới 5 phút. Chính phủ Indonesia đã ban bố cảnh báo sóng thần tại 5 tỉnh dọc theo bờ biển phía tây Sumatra, trong đó có tỉnh Aceh. Reuters dẫn lời phát ngôn viên cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia – ông Sutopo cho biết: “Nhiều nơi mất điện, và tình trạng kẹt xe xảy ra ở nhiều trục đường dẫn tới những vùng đất cao”.
Trên Twitter, các nhân chứng cho biết chấn động có thể cảm nhận ở Singapore, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ. Trên các tòa nhà cao tầng ở bờ biển phía tây Malaysia, người dân có thể cảm nhận rung lắc trong ít nhất 1 phút.
Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết đang theo dõi sóng thần ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Úc, Myanmar, Thái Lan, Maldives, Malaysia, Pakistan, Somalia, Oman, Iran, Bangladesh, Kenya, Nam Phi, Singapore và các quần đảo trên Ấn Độ Dương.
Trung tâm Ứng phó thảm họa Sri Lanka cho biết tại nước này có thể cảm nhận được chấn động của trận động đất trên, đồng thời đang "theo dõi tình hình sóng thần".
Người dân Aceh đổ ra đường sau động đất. Ảnh: Sky News, CNN
Người dân đổ xô đi sơ tán. - Ảnh: CNN
Một phụ nữ ôm con bắt xe đi sơ tán. - Ảnh: AFP
Người dân Aceh đổ xô lên vùng đất cao trốn sóng thần. Ảnh: Reuters
Một người mẹ bế con chạy sóng thần ở Colombo - Sri Lanka ngồi nghỉ bên đường. Ảnh: Reuters
Du khách ở Phukhet - Thái Lan sơ tán. Ảnh: The Nation
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.
Người dân Indonesia bỏ chạy xuống đường. Nguồn: ITV
Ấn Độ đã ra cảnh báo sóng thần cho quần đảo Andaman và khu vực bờ biển phía đông nước này. Ấn Độ lo ngại sóng thần cao 6 m có thể tấn công vào phía đông. Đây cũng là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do trận sóng thần năm 2004. Hàng trăm người đã chạy khỏi các tòa nhà cao tầng ở thành phố Bangalore trong khi cảng Chennai đóng cửa do lo sợ sóng thần.
Thái Lan đã ra lệnh sơ tán người dân ở 6 tỉnh ven biển do lo sợ sóng thần, trong đó có Phuket và Phangnga.
Ngày 26-12-2004, một trận động đất kinh hoàng mạnh 9,1 độ Richter cũng ở ngoài khơi Sumatra đã gây sóng thần dữ dội trên Ấn Độ Dương. 230.000 người ở 13 nước quanh Ấn Độ Dương đã thiệt mạng, trong đó gần ¾ là dân Aceh.
Bình luận (0)