xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Indonesia nhắc Trung Quốc về phán quyết biển Đông

H.Bình (Theo SCMP)

(NLĐO) – Việc Indonesia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông vào tuần rồi thu hút nhiều quan tâm của giới phân tích.

Một số người thậm chí còn mô tả động thái này là đột phá.

Ngày 26-5, phái đoàn thường trực của Indonesia tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) gửi một công hàm số 126/POL-703/V/20 lên Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres để phản đối một loạt công hàm có liên quan tới yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc.

Loạt tài liệu này bao gồm các công hàm của Bắc Kinh phản đối đơn yêu cầu xác định vùng thềm lục địa mở rộng (bao gồm vùng biển ở Nam Biển Đông) của Malaysia, phản đối các tuyên bố chủ quyền hợp pháp của Việt Nam và phản đối tuyên bố chủ quyền của Philippines ở biển Đông. Indonesia nhắc lại rằng yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở biển Đông là không có cơ sở pháp lý.

Ông Evan A. Laksmana, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về các vấn đề quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Jakarta, cho biết đây không phải là lần đầu tiên Indonesia tuyên bố lập trường của mình nhưng lần này, từ ngữ có vẻ mạnh mẽ hơn.

Indonesia nhắc Trung Quốc về phán quyết biển Đông - Ảnh 1.

Tàu chiến Indonesia được điều động tới vùng biển quần đảo Natuna. Ảnh: Jakarta Post

Chuyên gia Gregory Poling của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định định Indonesia lần này đã công khai ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 bằng công hàm. "Các quan chức ở Jakarta đã thúc đẩy điều này trong 4 năm và dường như họ đã vượt qua được những nỗi lo chính trị về Trung Quốc. ".

Trong khi đó, hãng truyền thông ABS-CBN của Philippines gọi động thái này của Indonesia là "bom tấn ngoại giao".

Tuy nhiên, ông Evan A. Laksmana không cho diễn biến này là "cuộc đại tu" liên quan đến chính sách của Indonesia về biển Đông. Công hàm của Indonesia chỉ là phản ứng mới nhất trong số những công hàm của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc gửi cho Liên Hiệp Quốc sau công hàm của Malaysia hồi tháng 12-2019 về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với thềm lục địa trên biển Đông.

Đã có một loạt các phản hồi tương tự từ các chính phủ ở khu vực sau khi Malaysia và Việt Nam cùng đệ trình về phần thềm lục địa mở rộng của hai nước ở phía Nam biển Đông cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLFC) năm 2009.

Indonesia nhắc Trung Quốc về phán quyết biển Đông - Ảnh 2.

Tổng thống Indonesia thị sát tàu chiến tại vùng biển Natuna tháng 1-2020. Ảnh: Tribunnews

Ngoài ra, đây không phải là phản ứng đầu tiên của Jakarta đối với phán quyết lịch sử của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông hồi năm 2016. Kết thúc nhiều năm dài "im lặng" và chủ yếu đóng vai trò hòa giải, năm 2017, Indonesia công khai đặt tên phần biển phía Bắc vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Đông bất chấp các tuyên bố chủ quyền trước đó của Trung Quốc đối với khu vực này.

Bằng cách liên tục thách thức các yêu sách của Bắc Kinh, Indonesia đang theo đuổi chiến lược phản đối dai dẳng và bảo vệ quyền lợi theo luật pháp quốc tế. Lợi ích chiến lược của Jakarta là tiếp tục chống lại các yêu sách của Trung Quốc và duy trì trật tự hàng hải dựa trên các quy tắc hiện hành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo