Iran bắt giữ con tàu này tại vùng Vịnh một ngày trước đó, khi đang yêu cầu Seoul trả 7 tỉ USD bị đóng băng theo lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Chúng tôi đã quen với những cáo buộc như thế. Nhưng nếu có hành động bắt giữ con tin nào ở đây thì đó là chính phủ Hàn Quốc. Họ đang giam giữ 7 tỉ USD thuộc về chúng tôi dựa trên những cáo buộc vô căn cứ" – người phát ngôn chính phủ Iran Ali Rabiei khẳng định.
Tàu dầu Hàn Quốc MT Hankuk Chemi bị Iran bắt giữ với cáo buộc "gây ô nhiễm môi trường". Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác, Iran lần thứ hai đề nghị Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) ra lệnh "bắt giữ" Tổng tống Donald Trump cùng hàng chục quan chức đến từ Lầu Năm Góc, Bộ Chỉ huy Trung tâm và những cơ quan khác của Mỹ.
Người phát ngôn cơ quan tư pháp Iran Gholamhossein Esmaili cho biết trong cuộc họp báo hôm 5-1 rằng Tehran đã đề nghị Interpol "bắt giữ" những người bị xác định có liên quan đến vụ ám sát tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Tổng thống Donald Trump là người ra lệnh không kích nhằm vào Tướng Qasem Soleimani. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào tháng 6-2020, Công tố viên Iran Ali Alqasimehr cũng ra đề nghị tương tự, với các cáo buộc liên quan đến "ám sát và khủng bố".
Tuy nhiên, Interpol khi đó đã bác yêu cầu của Iran, giải thích rằng quy tắc của họ không cho phép họ thực thi "bất kỳ sự can thiệp hay hoạt động nào mang tính chất chính trị, quân sự, tôn giáo hay cực đoan".
Tướng Soleimania bị ám sát vào ngày 3-1-2020 trong một cuộc không kích của Mỹ nhằm vào thủ đô Baghdad theo chỉ thị của Tổng thống Trump.
Bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, mô tả vụ ám sát là "bất hợp pháp" và là "một cái đinh đóng vào quan tài của luật pháp quốc tế".
Tướng Qasem Soleimani bị Washington cáo buộc chủ mưu các cuộc tấn công nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Trung Đông. Ảnh: Reuters
Bình luận (0)